Quyết định số 409/QĐ-CAT-PTM ngày 05/5/2021 công bố trên Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Sơn La các thủ tục hành chính trên lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Giải quyết khiếu nại, tố cáo cấp tỉnh
Thủ tục 1: Giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của công dân đối với lực lượng Công an tỉnh Sơn La
1.Trình tự thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại, vào sổ thụ lý, phân loại theo quy định của pháp luật
Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, thụ lý giải quyết đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng phòng thuộc Công an tỉnh (sau đây gọi chung là người giải quyết khiếu nại) theo quy định của Luật Khiếu nại.
Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại đến người khiếu nại. Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì văn bản thông báo việc thụ lý được gửi đến một trong số những người đại diện.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại
– Kiểm tra lại quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) bị khiếu nại:
+ Nội dung kiểm tra lại gồm: Căn cứ pháp lý, thẩm quyền ban hành, nội dung, trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày QĐHC, thực hiện hành vi hành chính. Sau khi kiểm tra lại, nếu thấy khiếu nại là đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
+ Trường hợp cần phải tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình xác minh hoặc giao cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại (ban hành Quyết định xác minh nội dung khiếu nại).
– Tiến hành xác minh:
+ Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại. Làm việc trực tiếp với người có quyền lợi ích liên quan và người bị khiếu nại;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng. Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng;
+ Xác minh thực tế, trưng cầu giám định, làm việc với các bên liên quan trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại.
– Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại với người giải quyết khiếu nại theo mẫu quy định.
Bước 4: Tổ chức đối thoại
– Trong quá trình giải quyết, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan để làm rõ.
– Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp tổ chức đối thoại với người khiếu nại trong trường hợp giải quyết khiếu nại lần hai do Giám đốc Công an tỉnh giải quyết.
– Việc đối thoại được lập thành biên bản và ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại và ký tên, điểm chỉ của những người tham gia.
Bước 5: Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện theo Điều 31 Luật khiếu nại.
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo Điều 40 Luật khiếu nại.
– Gửi Quyết định giải quyết khiếu nại:
+ Giải quyết khiếu nại lần đầu: Trong thời hạn 03 ngày làm việc;
+ Giải quyết khiếu nại lần hai: Trong thời hạn 07 ngày làm việc.
– Công khai quyết định giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại.
– Hình thức công khai (một trong các hình thức): Công bố tại cuộc họp nơi người bị khiếu nại công tác, niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc phòng tiếp công dân; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Cách thức thực hiện
– Trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La, địa chỉ: Số 678, đường Lê Duẩn, Tổ 5, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; trụ sở các đơn vị độc lập (phòng Cảnh sát giao thông, phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, phòng Cảnh sát cơ động, Trạm tạm giam Công an tỉnh).
– Nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ
– Số lượng: 01 bộ.
– Thành phần:
+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
+ Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại;
+ Quyết định về việc xác minh nội dung khiếu nại;
+ Biên bản tiếp nhận, làm việc, kiểm tra, xác minh;
+ Tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị khiếu nại, giải trình về nội dung bị khiếu nại, ý kiến đề xuất đối với việc giải quyết khiếu nại (nếu có);
+ Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
+ Quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
- Thời hạn giải quyết
– Đối với giải quyết khiếu nại lần đầu:
+ Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày;
+ Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày.
– Đối với giải quyết khiếu nại lần hai:
+ Thời hạn giải quyết không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với các vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày;
+ Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với các vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng phòng thuộc Công an tỉnh.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra Công an tỉnh, các phòng thuộc Công an tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải quyết khiếu nại (lần đầu, lần hai).
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đảm bảo quy định Luật Khiếu nại năm 2011. Không thụ lý giải quyết khiếu nại một trong số các trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể:
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
– Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
– Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
– Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
– Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
– Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
– Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
– Việc khiếu nại đã được Toà án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Toà án.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Luật Khiếu nại (Luật số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011).
– Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 08/12/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật khiếu nại.
– Thông tư số 68/2013/TT-BCA, ngày 26/12/2013 của Bộ Công an hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.
– Thông tư số 11/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.
Thủ tục 2: Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an tỉnh Sơn La Bước 1: Tiếp nhận tố cáo, kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo Sau khi tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền, trong thời hạn 07 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan, đơn vị, cá nhân kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo theo Điều 29 Luật Tố cáo. Bước 2: Ban hành quyết định thụ lý tố cáo – Người giải quyết tố cáo ban hành quyết định thụ lý tố cáo. – Thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh (gọi chung là Tổ xác minh) giải quyết tố cáo. – Lập kế hoạch xác minh nội dung tố cáo. – Thông báo về việc thụ lý tố cáo, nội dung tố cáo cho người tố cáo và người bị tố cáo biết sau 5 ngày khi ra quyết định thụ lý tố cáo. Thông báo thực hiện bằng một trong hai hình thức: Gửi thông báo theo biểu mẫu quy định hoặc công bố quyết định thụ lý, quyết định thành lập tổ xác minh tại cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân bị tố cáo. Bước 3: Xác minh nội dung tố cáo – Làm việc trực tiếp với người tố cáo hoặc có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo. – Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo, yêu cầu giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan. – Làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. – Thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan và tiến hành xác minh tính xác thực, nguồn gốc, tình trạng của tài liệu, bằng chứng đó. – Đánh giá về giá trị chứng minh của những thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được. Các thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng quy định của pháp luật. – Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo. Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo Bước 5: Xử lý tố cáo Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết, tiến hành xử lý tố cáo theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 129/2020/TT-BCA ngày 08/12/2020 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. Bước 6: Công khai kết luận nội dung tố cáo Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người giải quyết tố cáo công khai kết luận nội dung tố cáo; đơn vị, tổ chức được giao xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và thông tin về người tố cáo. Bước 7: Kết thúc việc giải quyết tố cáo Tổ trưởng Tổ xác minh làm thủ tục kết thúc hồ sơ trình người giải quyết tố cáo ký quyết định kết thúc hồ sơ để nộp lưu theo quy định. – Trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La, địa chỉ: Số 678, đường Lê Duẩn, Tổ 5, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; trụ sở các đơn vị độc lập (phòng Cảnh sát giao thông, phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, phòng Cảnh sát cơ động, Trạm tạm giam Công an tỉnh). – Nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. – Số lượng: 01 bộ. – Thành phần: + Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo; + Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo; + Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh; + Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình; + Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo; + Kết luận nội dung tố cáo; + Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý; + Các tài liệu khác có liên quan. Thời hạn giải quyết tố cáo là 30 ngày. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. – Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo: Giám đốc Công an tỉnh; Trưởng các phòng thuộc Công an tỉnh; cán bộ, chiến sĩ Công an không giữ chức vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ. – Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra Công an tỉnh, các phòng thuộc Công an tỉnh. – Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23; – Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật; – Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo; – Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật; – Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật. – Luật Tố cáo (Luật số 25/2018/QH14 ngày 12/06/2018). – Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo. – Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. – Thông tư số 85/2020/TT-BCA ngày 03/8/2020 của Bộ Công an quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. – Thông tư số 129/2020/TT-BCA ngày 08/12/2020 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân./.
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo cấp huyện
Thủ tục 1: Giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của công dân đối với lực lượng Công an cấp huyện Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại, vào sổ thụ lý, phân loại theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, thụ lý giải quyết đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Công an huyện, thành phố (gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) theo quy định của Luật Khiếu nại. Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại đến người khiếu nại. Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì văn bản thông báo việc thụ lý được gửi đến một trong số những người đại diện. Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại – Kiểm tra lại quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) bị khiếu nại: + Nội dung kiểm tra lại gồm: Căn cứ pháp lý, thẩm quyền ban hành, nội dung, trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày QĐHC, thực hiện hành vi hành chính. Sau khi kiểm tra lại, nếu thấy khiếu nại là đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay; + Trường hợp cần phải tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình xác minh hoặc giao đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại (ban hành Quyết định xác minh nội dung khiếu nại). – Tiến hành xác minh: + Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại. Làm việc trực tiếp với người có quyền lợi ích liên quan và người bị khiếu nại; + Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng. Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng; + Xác minh thực tế, trưng cầu giám định, làm việc với các bên liên quan trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại. – Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại với người giải quyết khiếu nại theo mẫu quy định. Bước 4: Tổ chức đối thoại – Trong quá trình giải quyết, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan để làm rõ. – Việc đối thoại được lập thành biên bản và ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại và ký tên, điểm chỉ của những người tham gia. Bước 5: Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại – Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện theo Điều 31 Luật khiếu nại. – Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo Điều 40 Luật khiếu nại. – Gửi Quyết định giải quyết khiếu nại: + Giải quyết khiếu nại lần đầu: Trong thời hạn 03 ngày làm việc; + Giải quyết khiếu nại lần hai: Trong thời hạn 07 ngày làm việc. – Công khai quyết định giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại. – Hình thức công khai (một trong các hình thức): Công bố tại cuộc họp nơi người bị khiếu nại công tác, niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc phòng tiếp công dân; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. – Trực tiếp tại trụ sở Công an cấp huyện. – Nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. – Số lượng: 01 bộ. – Thành phần: + Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; + Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại; + Quyết định về việc xác minh nội dung khiếu nại; + Biên bản tiếp nhận, làm việc, kiểm tra, xác minh; + Tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị khiếu nại, giải trình về nội dung bị khiếu nại, ý kiến đề xuất đối với việc giải quyết khiếu nại (nếu có); + Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; + Quyết định giải quyết khiếu nại; + Các tài liệu khác có liên quan. – Đối với giải quyết khiếu nại lần đầu: + Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày; + Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày. – Đối với giải quyết khiếu nại lần hai: + Thời hạn giải quyết không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với các vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày; + Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với các vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày. – Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Trưởng Công an cấp huyện. – Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ phận thanh tra; các đội thuộc Công an cấp huyện khi được giao nhiệm vụ. – Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định; – Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; – Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp; – Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; – Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; – Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; – Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; – Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại; – Việc khiếu nại đã được Toà án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Toà án. – Luật Khiếu nại (Luật số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011). – Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 08/12/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật khiếu nại. – Thông tư số 68/2013/TT-BCA, ngày 26/12/2013 của Bộ Công an hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân. – Thông tư số 11/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.
Thủ tục 2: Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an cấp huyện Bước 1: Tiếp nhận tố cáo, kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo Sau khi tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền, trong thời hạn 07 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan, đơn vị, cá nhân kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo theo Điều 29 Luật Tố cáo. Bước 2: Ban hành quyết định thụ lý tố cáo – Người giải quyết tố cáo ban hành quyết định thụ lý tố cáo. – Thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh (gọi chung là Tổ xác minh) giải quyết tố cáo. – Lập kế hoạch xác minh nội dung tố cáo. – Thông báo về việc thụ lý tố cáo, nội dung tố cáo cho người tố cáo và người bị tố cáo biết sau 5 ngày khi ra quyết định thụ lý tố cáo. Thông báo thực hiện bằng một trong hai hình thức: Gửi thông báo theo biểu mẫu quy định hoặc công bố quyết định thụ lý, quyết định thành lập tổ xác minh tại cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân bị tố cáo. Bước 3: Xác minh nội dung tố cáo – Làm việc trực tiếp với người tố cáo hoặc có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo. – Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo, yêu cầu giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan. – Làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. – Thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan và tiến hành xác minh tính xác thực, nguồn gốc, tình trạng của tài liệu, bằng chứng đó. – Đánh giá về giá trị chứng minh của những thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được. Các thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng quy định của pháp luật. – Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo. Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo Bước 5: Xử lý tố cáo Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết, tiến hành xử lý tố cáo theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 129/2020/TT-BCA ngày 08/12/2020 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. Bước 6: Công khai kết luận nội dung tố cáo Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người giải quyết tố cáo công khai kết luận nội dung tố cáo; đơn vị, tổ chức được giao xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và thông tin về người tố cáo. Bước 7: Kết thúc việc giải quyết tố cáo Tổ trưởng Tổ xác minh làm thủ tục kết thúc hồ sơ trình người giải quyết tố cáo ký quyết định kết thúc hồ sơ để nộp lưu theo quy định. – Trực tiếp tại trụ sở Công an cấp huyện. – Nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. – Số lượng: 01 bộ. – Thành phần: + Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo; + Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo; + Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh; + Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình; + Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo; + Kết luận nội dung tố cáo; + Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý; + Các tài liệu khác có liên quan. Thời hạn giải quyết tố cáo là 30 ngày. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. – Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo: Trưởng Công an cấp huyện; cán bộ, chiến sĩ Công an không giữ chức vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ. – Cơ quan trực tiếp thực hiện: bộ phận thanh tra, các đơn vị thuộc Công an cấp huyện khi được giao nhiệm vụ. – Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23; – Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật; – Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo; – Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật; – Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật. – Luật Tố cáo (Luật số 25/2018/QH14 ngày 12/06/2018). – Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo. – Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. – Thông tư số 85/2020/TT-BCA ngày 03/8/2020 của Bộ Công an quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. – Thông tư số 129/2020/TT-BCA ngày 08/12/2020 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân./.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo cấp xã
Thủ tục 1: Giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của công dân đối với lực lượng Công an cấp xã Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại, vào sổ thụ lý, phân loại theo quy định của pháp luật Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, thụ lý giải quyết đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn (gọi chung là Trưởng Công an cấp xã) theo quy định của Luật Khiếu nại. Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại đến người khiếu nại. Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì văn bản thông báo việc thụ lý được gửi đến một trong số những người đại diện. Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại – Kiểm tra lại quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) bị khiếu nại: + Nội dung kiểm tra lại gồm: Căn cứ pháp lý, thẩm quyền ban hành, nội dung, trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày QĐHC, thực hiện hành vi hành chính. Sau khi kiểm tra lại, nếu thấy khiếu nại là đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay; + Trường hợp cần phải tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình xác minh hoặc giao đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại (ban hành Quyết định xác minh nội dung khiếu nại). – Tiến hành xác minh: + Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại. Làm việc trực tiếp với người có quyền lợi ích liên quan và người bị khiếu nại; + Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng. Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng; + Xác minh thực tế, trưng cầu giám định, làm việc với các bên liên quan trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại. – Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại với người giải quyết khiếu nại theo mẫu quy định. Bước 4: Tổ chức đối thoại – Trong quá trình giải quyết, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan để làm rõ. – Việc đối thoại được lập thành biên bản và ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại và ký tên, điểm chỉ của những người tham gia. Bước 5: Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại – Quyết định giải quyết khiếu nại thực hiện theo Điều 31 Luật khiếu nại. – Gửi Quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc. – Công khai quyết định giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại. – Hình thức công khai (một trong các hình thức): Công bố tại cuộc họp nơi người bị khiếu nại công tác, niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc phòng tiếp công dân; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. – Trực tiếp tại trụ sở Công an cấp xã. – Nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. – Số lượng: 01 bộ. – Thành phần: + Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; + Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại; + Quyết định về việc xác minh nội dung khiếu nại; + Biên bản tiếp nhận, làm việc, kiểm tra, xác minh; + Tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị khiếu nại, giải trình về nội dung bị khiếu nại, ý kiến đề xuất đối với việc giải quyết khiếu nại (nếu có); + Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; + Quyết định giải quyết khiếu nại; + Các tài liệu khác có liên quan. – Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. – Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày. – Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Trưởng Công an cấp xã. – Cơ quan trực tiếp thực hiện: Công an cấp xã. – Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định; – Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; – Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp; – Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; – Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; – Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; – Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; – Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại; – Việc khiếu nại đã được Toà án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Toà án. – Luật Khiếu nại (Luật số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011). – Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 08/12/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật khiếu nại. – Thông tư số 68/2013/TT-BCA, ngày 26/12/2013 của Bộ Công an hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân. – Thông tư số 11/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.
Thủ tục 2: Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an cấp xã Bước 1: Tiếp nhận tố cáo, kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo Sau khi tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền, trong thời hạn 07 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan, đơn vị, cá nhân kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo theo Điều 29 Luật Tố cáo. Bước 2: Ban hành quyết định thụ lý tố cáo – Người giải quyết tố cáo ban hành quyết định thụ lý tố cáo. – Thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh (gọi chung là Tổ xác minh) giải quyết tố cáo. – Lập kế hoạch xác minh nội dung tố cáo. – Thông báo về việc thụ lý tố cáo, nội dung tố cáo cho người tố cáo và người bị tố cáo biết sau 5 ngày khi ra quyết định thụ lý tố cáo. Thông báo thực hiện bằng một trong hai hình thức: Gửi thông báo theo biểu mẫu quy định hoặc công bố quyết định thụ lý, quyết định thành lập tổ xác minh tại cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân bị tố cáo. Bước 3: Xác minh nội dung tố cáo – Làm việc trực tiếp với người tố cáo hoặc có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo. – Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo, yêu cầu giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan. – Làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. – Thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan và tiến hành xác minh tính xác thực, nguồn gốc, tình trạng của tài liệu, bằng chứng đó. – Đánh giá về giá trị chứng minh của những thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được. Các thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng quy định của pháp luật. – Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo. Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo Bước 5: Xử lý tố cáo Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết, tiến hành xử lý tố cáo theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 129/2020/TT-BCA ngày 08/12/2020 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. Bước 6: Công khai kết luận nội dung tố cáo Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người giải quyết tố cáo công khai kết luận nội dung tố cáo, đơn vị, tổ chức được giao xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và thông tin về người tố cáo. Bước 7: Kết thúc việc giải quyết tố cáo Tổ trưởng Tổ xác minh làm thủ tục kết thúc hồ sơ trình người giải quyết tố cáo ký quyết định kết thúc hồ sơ để nộp lưu theo quy định. – Trực tiếp tại trụ sở Công an cấp xã. – Nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. – Số lượng: 01 bộ. – Thành phần: + Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo; + Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo; + Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh; + Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình; + Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo; + Kết luận nội dung tố cáo; + Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý; + Các tài liệu khác có liên quan. Thời hạn giải quyết tố cáo là 30 ngày. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. – Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo: Trưởng Công an cấp xã; cán bộ, chiến sĩ Công an không giữ chức vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ. – Cơ quan trực tiếp thực hiện: Công an cấp xã. – Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23; – Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật; – Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo; – Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật; – Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật. – Luật Tố cáo (Luật số 25/2018/QH14 ngày 12/06/2018). – Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo. – Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. – Thông tư số 85/2020/TT-BCA ngày 03/8/2020 của Bộ Công an quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. – Thông tư số 129/2020/TT-BCA ngày 08/12/2020 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân./.