Quyết định số 1557/QĐ-CAT-PTM ngày 20/9/2021 công bố trên Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Sơn La các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tổ chức cán bộ và lĩnh vực chính sách thuộc thẩm quyền giải quyết của lực lượng Công an Sơn La
Quyết định số 522/QĐ-CAT-PTM ngày 17/4/2023 công khai trên Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Sơn La các thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực chính sách thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh
Quyết định số 2268/QĐ-CAT-PTM ngày 14/11/2023 của Giám đốc Công an tỉnh Sơn La công khai thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công an trên Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Sơn La
Quyết định số 2268/QĐ-CAT-PTM (nội dung TTHC)
I. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh Sơn La
1. Thủ tục: Tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1.1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Công an xã, Công an huyện, thành phố tham gia Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp; thông báo công khai chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn, thời gian và thủ tục tuyển chọn trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương; niêm yết tại trụ sở Công an xã, huyện, thành phố.
– Bước 2: Công dân dự tuyển thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (CAND) chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại cơ quan Công an cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Công an xã tiếp nhận hồ sơ, sơ tuyển (chiều cao, cân nặng, hình thể); xét duyệt hồ sơ người dự tuyển và báo cáo kết quả (kèm theo hồ sơ) của những trường hợp đạt yêu cầu sơ tuyển về Công an cấp huyện; trường hợp thiếu thủ tục, tài liệu, thông báo bổ sung các giấy tờ cần thiết.
– Bước 3: Công an huyện, thành phố tiếp nhận hồ sơ các trường hợp đạt yêu cầu sơ tuyển do Công an cấp xã báo cáo, chuyển giao, thống nhất số lượng, nhân sự dự kiến tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND với cơ quan quân sự cùng cấp; ra lệnh gọi khám sức khỏe công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND, lệnh gọi khám sức khoẻ phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khoẻ 15 ngày.
– Bước 4: Công an huyện, thành phố tổ chức thẩm tra lý lịch, kết luận tiêu chuẩn chính trị đối với những trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo Kết luận của Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện.
– Bước 5: Công an huyện, thành phố báo cáo Hội đồng nghĩa vụ quân sự trình Chủ tịch UBND cấp huyện, thành phố quyết định danh sách công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND. Căn cứ danh sách được Chủ tịch UBND cấp huyện, thành phố phê duyệt, Trưởng Công an huyện, thành phố ra Lệnh gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND, gửi trước ngày nhập ngũ cho công dân được tuyển chọn 01 bản, UBND cấp xã, phường, thị trấn 01 bản.
– Bước 6: Công an huyện, thành phố báo cáo danh sách, kết quả tuyển chọn kèm theo hồ sơ (gồm cả hồ sơ đoàn viên, đảng viên) về Công an tỉnh (qua Phòng Tổ chức cán bộ.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ
a) Đơn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
b) Bản sao: Giấy khai sinh, các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực);
c) Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 70 có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác học tập;
d) Giấy chứng nhận đoàn viên, đảng viên (nếu là đoàn viên, đảng viên);
đ) Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự (bản sao có công chứng, chứng thực).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Theo Kế hoạch tuyển chọn hàng năm của UBND tỉnh và Công an tỉnh.
1.5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Công an cấp huyện, Công an cấp xã.
– Cơ quan phối hợp: Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh (Đội Tổ chức – đào tạo – biên chế; số điện thoại liên hệ: 069.2.680.177).
1.7. Kết quả thực hiện: Lệnh gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Lý lịch tự khai (theo mẫu của Bộ Công an);
– Thẩm tra lý lịch (theo mẫu của Bộ Công an).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về độ tuổi, phẩm chất đạo đức, tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe, văn bằng, chứng chỉ theo quy định hiện hành về tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
1.11. Cơ sở pháp lý
– Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018.
– Luật nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015.
– Nghị định số 70/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2019 quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND.
– Thông tư số 94/2020/TT-BCA ngày 10/9/2020 của Bộ Công an quy định về tuyển chọn và thực hiện chế độ, chính sách đối với công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND.
– Thông tư số 45/2019/TT-BCA của Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
– Các văn bản quy định hiện hành của Bộ Công an về tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND.
2. Thủ tục: Tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân
2.1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh vào các trường CAND theo quy định.
– Bước 2: Đến đăng ký, nộp hồ sơ tại Công an các huyện, thành phố nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Công an cấp huyện, thành phố kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, thu lệ phí theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung các giấy tờ cần thiết.
+ Công an các huyện, thành phố thẩm tra sơ bộ về tiêu chuẩn, điều kiện người đăng ký dự tuyển; tổng hợp danh sách báo cáo Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh.
+ Công an tỉnh tổ chức sơ tuyển, kiểm tra sức khỏe cho người đăng ký dự tuyển vào các trường CAND; tổng hợp kết quả, tổ chức xét duyệt và lập danh sách, hồ sơ nộp về các trường CAND.
– Bước 3: Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh tiếp nhận danh sách thí sinh trúng tuyển từ các trường CAND và chuyển cho Công an các huyện, thành phố thông báo cho thí sinh trúng tuyển biết và yêu cầu nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi THPT để xác định nguyện vọng nhập học. Công an cấp huyện, thành phố tổ chức thẩm tra, xác minh lý lịch theo đúng quy định.
– Bước 4: Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh:
+ Tiếp nhận giấy báo trúng tuyển, nhập học từ các trường CAND và chuyển cho Công an các huyện, thành phố thông báo cho thí sinh hoàn chỉnh hồ sơ nhập học;
+ Tiếp nhận hồ sơ nhập học từ Công an các huyện, thành phố và làm thủ tục nhập học vào các trường CAND cho thí sinh trúng tuyển theo đúng quy định.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Công an cấp huyện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Hồ sơ nhập học đối với thí sinh trúng tuyển đại học chính quy tuyển mới, trung cấp chính quy tuyển mới, đại học cử tuyển, trung cấp cử tuyển và giáo dục văn hóa trung học phổ thông
a) Đơn xin tình nguyện vào ngành Công an (theo mẫu của Bộ Công an);
b) Bản lý lịch tự khai (theo mẫu của Bộ Công an) có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn;
c) Bản thẩm tra lý lịch (theo mẫu của Bộ Công an);
d) Giấy chứng nhận sơ tuyển;
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc phiếu khám sức khỏe (theo quy định của Bộ Công an);
e) Giấy khai sinh;
f) Xác nhận hộ khẩu thường trú;
g) Học bạ và bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận đã hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông đối với người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời (đối với công dân tốt nghiệp trung học phổ thông); bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học, bằng thạc sỹ, bằng tiến sỹ (đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên); học bạ và bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở);
h) Biên bản xét duyệt của Hội đồng tuyển sinh Công an các đơn vị, địa phương;
i) Các giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên trong tuyển sinh;
j) Hồ sơ giới thiệu sinh hoạt Đoàn, Đảng;
k) Giấy chứng nhận kết quả (trừ vào trường Văn hóa);
m) Giấy báo nhập học;
n) Các tài liệu khác có liên quan.
* Hồ sơ nhập học đối với cán bộ trúng tuyển hình thức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học
* Hồ sơ nhập học đối với cán bộ trúng tuyển hình thức đào tạo chính quy
a) Quyết định cử đi học của Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương;
b) Hồ sơ gốc của cán bộ;
c) Giấy chuyển lương, sổ quân trang, bảo hiểm xã hội (hoặc giấy xác nhận chưa được cấp bảo hiểm xã hội);
d) Bằng tốt nghiệp và bảng điểm trung cấp, cao đẳng, đại học;
đ) Giấy thu hồi biển hiệu, cấp hàm và chứng minh Công an nhân dân do Thủ trưởng đơn vị công tác xác nhận;
e) Học bạ và bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận đã hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông đối với người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời (đối với công dân tốt nghiệp trung học phổ thông); bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học, bằng thạc sỹ, bằng tiến sỹ (đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên); học bạ và bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở);
f) Các giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên trong tuyển sinh;
g) Hồ sơ giới thiệu sinh hoạt Đoàn, Đảng;
h) Giấy chứng nhận kết quả;
i) Giấy báo nhập học;
j) Các tài liệu khác có liên quan.
* Hồ sơ nhập học đối với cán bộ trúng tuyển hình thức đào tạo vừa làm vừa học: gồm các tài liệu quy định tại các điểm a, d, đ, e, f, g, h, i, j khoản này.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
2.5. Thời hạn giải quyết: Theo thời hạn chung về tuyển sinh vào các trường CAND từng năm.
2.6. Cơ quan thực hiện: Đội Tổ chức – Đào tạo – Biên chế, Phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh; số điện thoại liên hệ: 069.2.680.177.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy báo nhập học vào các trường CAND (nếu trúng tuyển).
2.8. Lệ phí: Theo quy định thu lệ phí tuyển sinh từng năm.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
a) Đơn xin tình nguyện vào ngành Công an (theo mẫu của Bộ Công an);
b) Bản lý lịch tự khai (theo mẫu của Bộ Công an) có xác nhận của xã, phường, thị trấn;
c) Bản thẩm tra lý lịch (theo mẫu của Bộ Công an).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về văn bằng, độ tuổi, tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị, sức khỏe….theo quy định hiện hành của Bộ Công an về tuyển sinh vào các trường CAND.
2.11. Cơ sở pháp lý
– Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018.
– Thông tư số 50/2021/TT-BCA ngày 11/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân và các văn bản quy định hiện hành của Bộ Công an quy định về tuyển sinh, khám sức khỏe.
3. Thủ tục: Tuyển lao động hợp đồng trong Công an nhân dân
3.1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về nhu cầu tuyển lao động hợp đồng.
– Bước 2: Người lao động nộp hồ sơ cho đơn vị cần tuyển lao động hợp đồng.
– Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ của người lao động; gặp trực tiếp để trao đổi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động hợp đồng.
– Bước 4: Xét, tuyển lao động: tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe và kết luận tiêu chuẩn sức khỏe đối với những trường hợp đạt yêu cầu tuyển theo từng loại lao động; dựa trên các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định đơn vị quyết định đủ điều kiện hay không đủ điều kiện. Nếu không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ.
– Tiến hành thẩm tra lý lịch đối với người lao động đủ điều kiện (thẩm tra theo quy định đối với từng loại hợp đồng ký kết)
Nếu đủ điều kiện thì tiến hành thẩm tra lý lịch đối với người lao động:
+ Trường hợp ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn (hưởng lương từ ngân sách) thì đơn vị tiến hành thẩm tra lý lịch đối với người lao động.
+ Trường hợp ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 đến 36 tháng thì đơn vị lấy xác nhận của Công an cấp huyện và sơ yếu lý lịch của người lao động.
– Bước 5: Tiến hành thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc và ký kết hợp đồng lao động theo quy định.
3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tuyển lao động.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ:
– Phiếu đăng ký dự tuyển lao động trong CAND (theo mẫu quy định của Bộ Công an) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người lao động đang làm việc;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp (bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu) theo yêu cầu công việc cần tuyển;
– Bản sao các loại giấy tờ có giá trị pháp lý chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có);
– Phiếu đăng ký dự tuyển và bản nhận xét đánh giá của đơn vị đã từng làm việc trước đó (áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước chấm dứt hợp đồng lao động ở đơn vị địa phương này chuyển sang ký kết hợp đồng lao động ở đơn vị địa phương khác).
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: Theo thông báo của đơn vị sử dụng lao động.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Công an tỉnh.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Đội Tổ chức – đào tạo – biên chế, Phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh; số điện thoại liên hệ: 069.2.680.177.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng lao động.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
+ Phiếu đăng ký dự tuyển lao động hợp đồng trong CAND (theo mẫu quy định của Bộ Công an) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người lao động đang làm việc.
+ Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của Bộ Công an).
+ Thẩm tra lý lịch (theo mẫu của Bộ Công an).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện sau:
a) Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Tuổi đời từ đủ 18 tuổi trở lên và đảm bảo về độ tuổi theo quy định của Bộ Công an để ký kết hợp đồng lao động;
c) Có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động;
d) Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc;
e) Có tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Công an;
f) Có đủ sức khỏe để lao động theo kết luận của cơ sở khám chữa bệnh trong CAND, không mắc các bệnh kinh niên, mãn tính; không sử dụng ma túy và các chất gây nghiện.
3.11. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Lao động năm 2019 (Luật số 45/2019/QH14, ngày 20/11/2019).
– Thông tư số 68/2019/TT-BCA ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về lao động hợp đồng trong Công an nhân dân.
– Các văn bản hiện hành của nhà nước và Bộ Công an về tuyển lao động hợp đồng.
4. Thủ tục: Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân
4.1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Thông báo công khai chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn, ngành nghề, điều kiện dự tuyển của Công an các đơn vị, địa phương, thành phần hồ sơ cần chuẩn bị.
– Bước 2: Công dân nộp hồ sơ dự tuyển tại địa điểm theo thông báo của Công an tỉnh.
– Bước 3: Công dân tiến hành dự tuyển theo yêu cầu của Công an tỉnh.
– Bước 4: Công dân nhận kết quả tạm tuyển hoặc quyết định tuyển dụng sau khi đạt yêu cầu tuyển chọn.
4.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh Sơn La. Địa chỉ: Số 678, đường Lê Duẩn, tổ 5, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ
a) Đơn tự nguyện phục vụ lâu dài trong Công an nhân dân;
b) Bản sao Giấy khai sinh;
c) Bản lý lịch tự khai (theo mẫu quy định của Bộ Công an) có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ theo quy định;
d) Bản sao (có chứng thực) văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và bảng điểm học tập toàn khóa;
Trường hợp văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải dịch thuật sang tiếng Việt và được cơ quan có thẩm quyền công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật;
e) Giấy chứng nhận đoàn viên, đảng viên (nếu có);
f) Bản sao (có chứng thực) xác nhận đối tượng được điểm ưu tiên theo quy định;
g) Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện cấp huyện trở lên cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ theo quy định;
h) Ảnh 4x6cm: 04 ảnh màu chụp trong 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
i) Đối với Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam cần bổ sung:
– Bản lý lịch cán bộ, công chức, viên chức có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác, làm việc;
– Bản đánh giá, nhận xét quá trình công tác;
– Bản sao các quyết định về xếp lương, nâng bậc lương của cơ quan tổ chức có thẩm quyền;
– Bản sao sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết
– Thời gian nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo tuyển chọn.
– Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển xong Hội đồng tuyển chọn phải niêm yết công khai kết quả tuyển chọn bằng văn bản tới người dự tuyển.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể ngày niêm yết công khai kết quả tuyển chọn, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển. Hội đồng tuyển chọn có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.
– Sau khi thông báo kết quả tuyển chọn, Hội đồng tuyển chọn thống nhất danh sách người trúng tuyển, báo cáo cấp ủy lãnh đạo đơn vị, địa phương cho ý kiến trước khi trình thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương ra quyết định tạm tuyển, tuyển chọn công dân vào CAND.
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ban hành quyết định tạm tuyển, tuyển chọn công dân vào CAND, Phòng Tổ chức cán bộ có văn bản thông báo đến công dân thời điểm có mặt tại cơ quan, đơn vị để nhận nhiệm vụ và chủ trì phối hợp với đơn vị sử dụng cán bộ tổ chức công bố, trao quyết định cho người được tạm tuyển, tuyển chọn vào CAND.
4.5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Công an tỉnh.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Đội Tổ chức – đào tạo – biên chế, Phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh; số điện thoại liên hệ: 069.2.680.177.
4.7. Kết quả thực hiện: Quyết định tạm tuyển, Quyết định tuyển dụng.
4.8. Lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Đơn tự nguyện phục vụ trong Công an nhân dân (theo mẫu của Bộ Công an);
– Bản lý lịch tự khai (theo mẫu quy định của Bộ Công an) có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ theo quy định.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về văn bằng, độ tuổi, tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị, sức khỏe… theo quy định của Bộ Công an về tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
4.11. Cơ sở pháp lý
– Luật Công an nhân dân năm 2018;
– Theo quy định của Luật CAND và các văn bản quy định hiện hành của Bộ Công an quy định về tuyển chọn công dân vào CAND và quy định về khám sức khỏe.
II. Các thủ tục hành chính lĩnh vực chính sách thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh Sơn La
1. Thủ tục: Cấp thẻ bảo hiểm y tế
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhân Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân thuộc Công an tỉnh Sơn La có trách nhiệm lập tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (Mẫu số TK1-TS theo Thông tư số 57/2019/TT-BCA ngày 11/11/2019 và theo Quyết định 959/QĐ-BHXH) nộp cho đơn vị quản lý trực tiếp.
Đơn vị quản lý trực tiếp tập hợp nộp cho cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận bản kê khai cấp thẻ bảo hiểm y tế do đơn vị trực tiếp quản lý chuyển đến, cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La có trách nhiệm lập:
– Danh sách người lao động và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ tham gia bảo hiểm y tế (theo Mẫu số D03-TS);
– Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội trong Công an nhân dân có xác nhận của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân (theo Mẫu số D03-TS), nếu có.
Bước 3: Cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Bước 4: Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La có trách nhiệm cấp và chuyển thẻ bảo hiểm y tế về Công an tỉnh Sơn La để chuyển thẻ cho các đối tượng được cấp.
1.2. Cách thức thực hiện
Tại đơn vị Công an nơi quản lý trực tiếp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhản Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
– Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế;
b) Danh sách người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân tham gia bảo hiểm y tế;
c) Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội trong Công an nhân dân (nếu có);
d) Văn bản đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế của Công an tỉnh Sơn La.
– Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La có trách nhiệm cấp thẻ bảo hiểm y tế và chuyển thẻ bảo hiểm y tế về Công an tỉnh Sơn La.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhân Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Cơ quan Tổ chức cán bộ nơi đơn vị Công an quản lý trực tiếp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhân Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ bảo hiểm y tế.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
+ Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (Mẫu số TK1-TS theo Thông tư số 57/2019/TT-BCA và Quyết định 959/QĐ-BHXH).
+ Danh sách người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân tham gia bảo hiểm y tế (Mẫu số D03-TS);
+ Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội trong Công an nhân dân (Mẫu số D03-TS).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Đảm bảo đúng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định Thông tư số 57/2019/TT-BCA ngày 11/11/2019; cụ thể là:
a) Đối tượng do người lao động, Công an đơn vị, địa phương đóng bảo hiểm y tế.
+ Công dân được tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân;
+ Công nhân Công an;
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
b) Đối tượng do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
+ Thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan đang công tác, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội.
– Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
-Thông tư số 57/2019/TT-BCA ngày 11/11/2019 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân của cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an đang phục vụ, công tác trong CAND.
– Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc BHXH VN quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
2. Thủ tục: Cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế (trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế bị hỏng hoặc thay đổi thông tin trên thẻ)
2.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhân Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân phải có đơn đề nghị cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, nộp cho cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận bản kê khai cấp thẻ bảo hiểm y tế do đơn vị trực tiếp quản lý chuyển đến, cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La có trách nhiệm lập:
– Danh sách người lao động và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ tham gia bảo hiểm y tế (theo Mẫu số D03-TS);
– Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội trong Công an nhân dân có xác nhận của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân (theo Mẫu số D03-TS), nếu có.
Bước 3: Cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Bước 4: Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La có trách nhiệm cấp và chuyển thẻ bảo hiểm y tế về Công an tỉnh Sơn La để chuyển thẻ cho các đối tượng được cấp.
2.2. Cách thức thực hiện
Tại đơn vị Công an nơi quản lý trực tiếp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhản Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân thuộc Công an tỉnh Sơn La.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
– Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Trường hợp thay đổi về nhân thân (như họ và tên, ngày sinh, giới tính) phải kèm theo giấy tờ chứng minh nhân thân như: Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh…;
b) Thẻ bảo hiểm y tế cũ (đối với trường hợp đổi thẻ);
c) Văn bản đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế kèm theo danh sách đề nghị cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế của Công an tỉnh Sơn La.
– Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La có trách nhiệm cấp thẻ bảo hiểm y tế và chuyển thẻ bảo hiểm y tế về Công an tỉnh Sơn La.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhân Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Cơ quan Tổ chức cán bộ nơi đơn vị công an quản lý trực tiếp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhân Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ bảo hiểm y tế.
2.8. Lệ phí (nếu có): Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Danh sách người lao động và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ tham gia bảo hiểm y tế (theo Mẫu số D03-TS);
– Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội trong Công an nhân dân có xác nhận của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân (theo Mẫu số D03-TS), nếu có.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Đảm bảo đúng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 57/2019/TT-BCA ngày 11/11/2019 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân của cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an đang phục vụ, công tác trong CAND
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội.
– Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
– Thông tư số 57/2019/TT-BCA ngày 11/11/2019 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân của cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an đang phục vụ, công tác trong CAND.
– Thông tư số 19/2010/TT-BTC, ngày 03/02/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp lại và đổi thẻ bảo hiểm y tế.
– Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc BHXH VN quy định về quản lý thu BHXH.
3. Thủ tục: Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế (trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế bị mất)
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhân Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, nộp cho cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận bản kê khai cấp thẻ bảo hiểm y tế do đơn vị trực tiếp quản lý chuyển đến, cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La có trách nhiệm lập:
– Danh sách người lao động và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ tham gia bảo hiểm y tế (theo Mẫu số D03-TS);
– Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội trong Công an nhân dân có xác nhận của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân (theo Mẫu số D03-TS) (nếu có).
Bước 3: Cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Bước 4: Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La có trách nhiệm cấp và chuyển thẻ bảo hiểm y tế về Công an tỉnh Sơn La để chuyển thẻ cho các đối tượng được cấp.
3.2. Cách thức thực hiện
Tại đơn vị Công an nơi quản lý trực tiếp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhản Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân thuộc Công an tỉnh Sơn La.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
– Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Trường hợp thay đổi về nhân thân (như họ và tên, ngày sinh, giới tính) phải kèm theo giấy tờ chứng minh nhân thân như: Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh…;
b) Văn bản đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế kèm theo danh sách đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế của Công an tỉnh Sơn La.
– Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La có trách nhiệm cấp thẻ bảo hiểm y tế và chuyển thẻ bảo hiểm y tế về Công an tỉnh Sơn La.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhân Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Cơ quan Tổ chức cán bộ nơi đơn vị Công an quản lý trực tiếp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đại diện cho thân nhân; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, công nhân Công an, công dân tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ bảo hiểm y tế.
3.8. Lệ phí: Phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế: 4.000 đồng/thẻ (theo Thông tư số 19/2010/TT-BTC, ngày 03/02/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp lại và đổi thẻ bảo hiểm y tế).
Cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La tổ chức thu phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế để chuyển cho cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
+ Danh sách người lao động và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ tham gia bảo hiểm y tế (theo Mẫu số D03-TS);
+ Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội trong Công an nhân dân có xác nhận của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân (theo Mẫu số D03-TS), nếu có.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Đảm bảo đúng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 57/2019/TT-BCA ngày 11/11/2019 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân của cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an đang phục vụ, công tác trong CAND
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội.
– Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
– Thông tư số 57/2019/TT-BCA ngày 11/11/2019 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân của cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an đang phục vụ, công tác trong CAND.
– Thông tư số 19/2010/TT-BTC, ngày 03/02/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp lại và đổi thẻ bảo hiểm y tế.
– Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc BHXH VN quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
4. Thủ tục: Trợ cấp khó khăn đột xuất cho thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an nhân dân (thủ tục đã bị gỡ bỏ theo Quyết định số 522/QĐ-CAT-PTM, ngày 17/4/2023 của Công an tỉnh)
5. Thủ tục: Xét công nhận liệt sỹ, cấp bằng “Tổ quốc ghi công” và “Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ” đối với liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ tại Công an cấp tỉnh
5.1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Đơn vị có cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có văn bản báo cáo sự việc xảy ra, kèm theo Công văn đề nghị gửi về Công an tỉnh.
– Bước 2: Công an tỉnh lập hồ sơ đề nghị về Cục Tổ chức cán bộ xác nhận theo quy định.
– Bước 3: Nhận quyết định trợ cấp liệt sĩ.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, số 678 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069.2.680.229.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
– Thành phần hồ sơ
a) Giấy báo tử của Công an đơn vị, địa phương (mẫu LS1).
b) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử, cụ thể như sau:
(1) Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu quy định tại Điểm a Điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có giấy xác nhận về trường hợp hy sinh của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
(2) Cán bộ, chiến sĩ làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có:
– Quyết định cử đi làm nghĩa vụ quốc tế của cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý cán bộ);
– Giấy xác nhận trường hợp hy sinh của đơn vị cấp Cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trở lên.
(3) Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có:
– Kết luận của cơ quan điều tra;
– Trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án;
– Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị can;
– Trường hợp án kéo dài phải có quyết định gia hạn điều tra;
– Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
(4) Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có biên bản xảy ra sự việc của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
(5) Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có biên bản xảy ra sự việc của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc.
(6) Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh và giấy xác nhận hoặc quyết định cử đi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật của cấp có thẩm quyền.
(7) Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có:
Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của cấp có thẩm quyền;
Biên bản xảy ra sự việc của Đoàn (Đội) quy tập.
(8) Cán bộ, chiến sĩ là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng:
– Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh;
– Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% phải có bản sao Bệnh án điều trị và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên kèm theo hồ sơ thương binh.
(9) Cán bộ, chiến sĩ được xác định hy sinh trong trường hợp mất tin, mất tích quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có phiếu xác minh (mẫu LS2) của Công an đơn vị, địa phương có thẩm quyền.
Đối với các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, và g Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Ưu đãi người có công mất tin, mất tích từ ngày 01 tháng 01 năm 1990 trở về sau thì ngoài phiếu xác minh và các giấy tờ tương ứng với từng trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 phải có thêm quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự.
(10) Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thóat con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có biên bản xảy ra sự việc của đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập kèm theo một trong các giấy tờ sau:
– Bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp có thẩm quyền;
– Quyết định giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh của cấp có thẩm quyền.
(11) Cán bộ, chiến sĩ hy sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước đã được ghi là liệt sĩ ở một trong các giấy tờ sau: Giấy báo tử trận; Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của các cấp ủy đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền.
c) Văn bản nêu chi tiết về trường hợp hy sinh của cán bộ, chiến sĩ và đề nghị của Công an đơn vị, địa phương.
– Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định cụ thể.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chính phủ quyết định tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú để ra quyết định cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ”.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, số 678 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069.2.680.229.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng Tổ quốc ghi công và Giấy chứng nhận gia đình Liệt sĩ.
5.8. Lệ phí: Không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Giấy báo tử của Giám đốc Công an tỉnh (mẫu LS1).
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
-Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.
– Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
– Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân.
– Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
6. Thủ tục: Xét công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 tại Công an tỉnh Sơn La
6.1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Công an tỉnh Sơn La có trách nhiệm căn cứ vào hồ sơ, lý lịch cán bộ, đảng viên đang quản lý để hướng dẫn, lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW, ngày 08/02/1999 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Ban Tổ chức Trung ương Đảng và gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Tổ chức cán bộ – Bộ Công an (do Giám đốc Công an tỉnh Sơn La ký).
– Bước 2: Cục Tổ chức cán bộ tiếp nhận hồ sơ do Công an tỉnh Sơn La chuyển đến thẩm định, báo cáo Đảng uỷ Công an Trung ương xét quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (mẫu số 1-LT1) hoặc xét quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 (mẫu số 2- TKN1).
– Bước 3: Nhận quyết định công nhận và chuyển đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi người có công cư trú để đăng ký quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, số 678 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069.2.680.229.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
– Thành phần hồ sơ
a) Đối với hồ sơ người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945:
Giấy chứng nhận là cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm hoặc cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945.
Hồ sơ gốc (hồ sơ, lý lịch cán bộ, đảng viên) và có đủ căn cứ tin cậy thì được xem xét công nhận.
Người có hồ sơ gốc nhưng chưa có đủ điều kiện để xem xét công nhận thì được xem xét xác nhận người hoạt động cách mạng “tiền khởi nghĩa”.
b) Đối với người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945:
Các giấy tờ, tài liệu phản ảnh đẩy đủ, tin cậy là chính xác là người có thời gian bắt đầu hoạt động cách mạng trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày tổng khởi nghĩa; lúc đó thoát ly hoạt động hay không thoát ly, chỉ hoạt động ở cơ sở và sau đó phải tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ một số trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc ốm yếu… không có điều kiện tiếp tục hoạt động trong kháng chiến chống Pháp).
– Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: chưa quy định cụ thể về thời gian giải quyết.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Đảng uỷ Công an Trung ương.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Công an tỉnh Sơn La (qua Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, số 678 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069. 2680. 229)
c) Cơ quan phối hợp: Cục Tổ chức cán bộ và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945.
6.8. Lệ phí: Không.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đúng đối tượng được quy định tại Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.
– Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
– Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân.
– Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
7. Thủ tục: Xét hưởng chế độ đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương 7.1. Trình tự thực hiện Buớc 1: Cán bộ, chiến sĩ hoặc thân nhân cán bộ, chiến sĩ nộp Bản khai cá nhân theo mẫu và các giấy tờ cá nhân còn lưu giữ để làm cơ sở xác định thời gian công tác được tính hướng chế độ đến Công an cấp huyện nơi thường trú. Buớc 2: Công an cấp huyện a) Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ hoặc thân nhân cán bộ, chiến sĩ kê khai đầy đủ đúng theo mẫu; lấy xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và thẩm định hồ sơ; b) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện đề nghị hưởng chế độ, tronạ thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đù hồ sơ, có trách nhiệm lập danh sách đề nghị gỉái quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng, hoàn thiện hồ sơ và có công văn báo cáo đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định sổ 53/2010/QĐ-TTg (kèm hồ sơ) gửi về Công an cấp tỉnh; c) Trường hợp chưa đủ giấy tờ tài liệu thì Công an cấp huyện chủ trì, chịu trách nhiệm tiến hành thẩm tra, xác minh; có xác nhận của đại diện: ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Công an, Hội đồng chính sách của xã, phường, thị trấn, Trưởng (thôn, xóm), Tổ trưởng tổ dân phố và cán bộ có cùng thời gian công tác với cán bộ, chiến sĩ (nếu có); lập biên bản thẩm tra, xác minh (Mẫu số 07), hoàn thiện hồ sơ, lập danh sách đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng và có công văn báo cáo đề nghị giải quyết (hoặc không giải quyết) chế độ trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg gửi về Công an cấp tỉnh. Bước 3: Công an cấp tỉnh a) Tiếp nhận hồ sơ do Công an cấp huyện chuyển đến; b) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện đề nghị hưởng chế độ, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm tổ chức xét duyệt hồ sơ, lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ theo quy định, có công văn đề nghị (kèm theo hồ sơ) gửi về Cục Tổ chức cán bộ; c) Trường hợp chưa đủ giấy tờ tài liệu thì Công an cấp tỉnh tiếp tục tổ chức thẩm tra, xác minh; có công văn đề nghị Công an đơn vị, địa phương (nơi cán bộ, chiến sĩ có thời gian công tác hoặc công tác trước khi thôi việc xuất ngũ) xác nhận thời gian công tác (Mẫu số 08). Sau khi có kết quả thẩm tra xác minh, xác định cán bộ, chiến sĩ đúng đối tượng, đủ điều kiện được hưởng chế dộ theo quy định, Công an cấp tỉnh tiến hành họp, xét duyệt, lập biên bản xét duyệt đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg (Mẫu số 09); thành phần gồm: Đại diện lãnh đạo Công an cấp tỉnh, lãnh đạo cơ quan tổ chức cán bộ và cán bộ trực tiếp thẩm định, đề xuất. Trong thời gian 10 ngày, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ theo quy định, có công văn báo cáo đề nghị (kèm theo hồ sơ) gửi về Cục Tổ chức cán bộ. Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp, có văn bản trả lời cho cá nhân đề nghị và nêu rõ lý do. Bước 4: Cục Tổ chức cán bộ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ do Công an cấp tỉnh chuyển đến. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định, xét duyệt, ban hành quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng (Mẫu số 05 A) hoặc quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp một lần (Mẫu số 05B); chuyển hồ sơ đã được giải quyết về Công an cấp tỉnh (nơi đề nghị). Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Bước 5: Trả kết quả Công an cấp tỉnh thực hiện: a) Tiếp nhận hồ sơ đã giải quyết do Cục Tổ chức cán bộ chuyển về; chuyển hồ sơ hưởng trợ cấp hằng tháng đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để quản lý và chi trả trợ cấp hằng tháng theo quy định; b) Chuyển quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp một lần của Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ và thực hiện chi trả chế độ trợ cấp một lần cho cán bộ, chiến sĩ hoặc thân nhân cán bộ, chiến sĩ. c) Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp, gửi văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 7.2. Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại cơ quan Công an cấp huyện nơi cán bộ, chiến sĩ hoặc thân nhân cán bộ, chiến sĩ thường trú. 7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ 7.3.1. Thành phần hồ sơ: 7.3.1.1. Hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp a) Công văn đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp (Mẫu số 01) kèm theo danh sách đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp của Công an cấp tỉnh nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú (Mẫu số 02); b) Bản khai cá nhân (Mẫu số 03) hoặc bản khai cá nhân dùng cho thân nhân của cán bộ, chiến sĩ (Mẫu số 04); trường hợp ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp lụật; c) Giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan thể hiện thời gian công tác được tính hưởng chế độ (bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Công an đơn vị, địa phương nơi cán bộ, chiến sĩ có thời gian công tác). Các loại giấy tờ làm căn cứ đế xác định thời gian công tác gồm: Quyết định thôi việc, xuất ngũ; quyết định hoặc giấy tờ có liên quan về việc giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc, xuất ngũ; lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân; lý lịch Đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có); Giấy tờ liên quan khác như: Huân chương, Huy chương kháng chiến hoặc giải phóng và các hình thức khen thưởng khác; hồ sơ hưởng chính sách người có công; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật; giấy chuyển thương, chuyển viện; quyết định tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, phong, thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương; giấy gọi nhập ngũ, giấy chiêu sinh vào các trường Công an nhân dân (hoặc các trường Quân đội nhân dân); danh sách cán bộ, bản khai, bản kê khai quá trình tham gia cách mạng phục vụ công tác xét khen thưởng của Nhà nước có xác nhận của đơn vị; các tài liệu lịch sử khác chứng minh có liên quan đến quá trình công tác của cán bộ, chiến sĩ; giấy chứng tử hoặc giấy báo tử (đối với trường hợp từ trần). d) Trường hợp xuất ngũ, thôi việc nhưng thiếu giấy tờ, tài liệu thể hiện toàn bộ thời gian công tác được tính hưởng chế độ thì hồ sơ phải có thêm các giấy tờ sau: – Giấy xác nhận thời gian công tác (Mẫu số 07) của Thủ trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trở lên nơi cán bộ, chiến sĩ có thời gian công tác hoặc công tác trước khi thôi việc, xuất ngũ (gửi kèm các tài liệu, giấy tờ làm căn cứ xác nhận cán bộ, chiến sĩ được thôi việc, xuất ngũ). Nếu cơ quan, đơn vị sáp nhập, giải thể thì cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập, giải thể xác nhận; đồng thời có thêm xác nhận của 02 người trở lên công tác cùng thời kỳ, giai đoạn (gửi kèm theo hồ sơ, tài liệu làm căn cứ xác định có thời gian công tác cùng cán bộ, chiến sĩ được xác nhận); – Biên bản thẩm tra, xác minh (Mẫu sổ 08) của Công an cấp huyện nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú; – Biên bản xét duyệt, đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg của Công an cấp tỉnh (Mẫu số 09). 7.3.1.2. Hồ sơ hưởng chế độ hằng tháng chuyển đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú để thực hiện chế độ, gồm: a) Giấy giới thiệu của Cục Tổ chức cán bộ (Mẫu số 06); b) Quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng của Cục trướng Cục Tổ chức cán bộ (Mẫu số 05A); c) Bản khai cá nhân (Mẫu sổ 03). 7.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. 7.4. Thời hạn giải quyết: – Công an cấp huyện: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. – Công an cấp tỉnh: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. – Cục Tổ chức cán bộ: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân dã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. 7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Công an cấp huyện: tiếp nhận hồ sơ do cán bộ, chiến sĩ hoặc thân nhân cán bộ, chiến sĩ nộp; kiểm tra, xác minh hồ sơ. – Công an cấp tỉnh: tiếp nhận hồ sơ do Công an cấp huyện chuyển đến; tổ chức xét duyệt hồ sơ đề nghị hưởng chế độ theo quy định. – Cục Tổ chức cán bộ: tiếp nhận hồ sơ do Công an cấp tỉnh chuyển đến; tổ chức thẩm định, xét duyệt, quyết định về việc hưởng chế độ theo quy định. 7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: a) Trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp: – Quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng (Mẫu số 05 A); – Hoặc Quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp một lần (Mẫu số 05B); – Chuyển hồ sơ đã được giải quyết về Công an cấp tỉnh (nơi đề nghị). b) Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp: có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 7.8. Lệ phí: Không. 7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Bản khai cá nhân (Mẫu số 03) hoặc bản khai cá nhân dùng cho thân nhân của cán bộ, chiến sĩ (Mẫu số 04) ban hành kèm theo Thông tư số 41/2023/TT-BCA ngày 25/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an. 7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không. 7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính – Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thu tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; – Thông tư số 41/2023/TT-BCA ngày 25/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.
8. Thủ tục: Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân tham gia chiến đấu, hoạt động ở các chiến trường B, C, K sau đó trở thành người hưởng lương; thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, cán bộ dân chính đảng hoạt động cách mạng ở chiến trường B, C, K từ 30/4/1975 trở về nước không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc 8.1. Trình tự thực hiện – Bước 1: Trách nhiệm của đối tượng và thân nhân đối tượng. + Làm bản khai theo mẫu quy định. + Nộp bản khai và các giấy tờ gốc hoặc giấy tờ được coi là gốc, giấy tờ có liên quan cho UBND xã, phường (trừ các đối tượng là người cộng tác bí mật với cơ quan Công an thì nộp cho đơn vị trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hoặc Công an quận, huyện (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện). + Bảo đảm tính trung thực của bản khai, các giấy tờ có liên quan và chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật. – Bước 2: Trách nhiệm của các cấp Công an trong việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ một lần. a) Đối với Công an cấp huyện có trách nhiệm: + Tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Mục I Thông tư số 04/TT-BCA(X13), ngày 28/4/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ trong Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/TT-BCA (X13) do UBND cấp xã chuyển đến. + Tiếp nhận hồ sơ của người cộng tác bí mật với cơ quan Công an chuyển đến, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đối tượng, lập biên bản đề nghị giải quyết chế độ (theo mẫu 6A). + Tổng hợp các tài liệu trên báo cáo về Công an tỉnh Sơn La. b) Đối với Công an tỉnh Sơn La có trách nhiệm: Tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng tại địa phương. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Công an tỉnh Sơn La hoàn chỉnh hồ sơ các đối tượng và gửi về Cục Tổ chức cán bộ 01 bộ hồ sơ; 01 bộ hồ sơ lưu tại Công an tỉnh Sơn La. c) Cục Tổ chức cán bộ có trách nhiệm: Tiếp nhận hồ sơ đối tượng của Công an tỉnh Sơn La báo cáo. Tổ chức xét duyệt hồ sơ theo quy định. + Tổng hợp danh sách các đối tượng hưởng chế độ và phối hợp với Cục Kế hoạch và tài chính lập dự toán kinh phí đảm bảo đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí. + Ra quyết định hưởng chế độ kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chuyển về Công an tỉnh Sơn La thực hiện chi trả. d) Cục Kế hoạch và tài chính có trách nhiệm: + Phối hợp với Cục Tổ chức cán bộ lập dự toán kinh phí và đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí đảm bảo theo quy định. + Tiếp nhận kinh phí Bộ Tài chính cấp; cấp phát cho Công an tỉnh Sơn La thực hiện và hướng dẫn chi trả, thanh quyết toán theo quy định. 8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, số 678 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069. 2680. 229. 8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ a) Bản khai cá nhân có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc xác nhận của chính quyền xã (phường) khi đã nghỉ công tác hưởng chế độ (mẫu 2A). b) Bản khai của thân nhân (mẫu 2B) phải kèm theo giấy uỷ quyền của thân nhân chủ yếu có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người uỷ quyền cư trú (mẫu 04). c) Bản sao (photocopy) toàn bộ quá trình công tác của cá nhân đối tượng do cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ cung cấp. d) Bản trích sao quá trình công tác của đối tượng được hưởng chế độ có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ (mẫu 2C). đ) Công văn đề nghị (mẫu 8A) kèm theo danh sách đối tượng B, C, K được hưởng chế độ một lần (mẫu 9B). – Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ. 8.4. Thời hạn giải quyết: Theo Quyết định hưởng chế độ của cấp có thẩm quyền. 8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, 8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hưởng chế độ. 8.8. Lệ phí: Không. 8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Bản khai cá nhân có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc xác nhận của chính quyền xã (phường) khi đã nghỉ công tác hưởng chế độ (mẫu 2A). – Bản khai của thân nhân (mẫu 2B) phải kèm theo giấy uỷ quyền của thân nhân chủ yếu có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người uỷ quyền cư trú (mẫu 04). – Bản trích sao quá trình công tác của đối tượng được hưởng chế độ có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ (mẫu 2C). – Công văn đề nghị (mẫu 8A). – Danh sách đối tượng B, C, K được hưởng chế độ một lần (mẫu 9B). 8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Áp dụng với đối tượng là công an nhân dân, công nhân viên công an trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20/7/1954 đến 30/4/1975, về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, ngày 07/12/2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. 8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính – Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước. – Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg, ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. – Thông tư số 04/TT-BCA(X13), ngày 28/4/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ trong Công an nhân dân. – Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, ngày 07/12/2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. – Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, ngày 26/02/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính bổ sung Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC.
9. Thủ tục: Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20/7/1954 đến 30/4/1975, về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng, trước khi về gia đình thuộc biên chế Công an nhân dân 9.1. Trình tự thực hiện – Bước 1: Trách nhiệm của đối tượng và thân nhân đối tượng. + Làm bản khai theo mẫu quy định. + Nộp bản khai và các giấy tờ gốc hoặc giấy tờ được coi là gốc, giấy tờ có liên quan cho UBND xã, phường (trừ các đối tượng là người cộng tác bí mật với cơ quan Công an thì nộp cho đơn vị trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hoặc Công an quận, huyện (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện). + Bảo đảm tính trung thực của bản khai, các giấy tờ có liên quan và chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật. – Bước 2: Trách nhiệm của các cấp Công an trong việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ một lần a) Đối với Công an cấp huyện có trách nhiệm: + Tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Mục I Thông tư số 04/TT-BCA(X13), ngày 28/4/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ trong Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/TT-BCA(X13) do UBND cấp xã chuyển đến. + Tiếp nhận hồ sơ của người cộng tác bí mật với cơ quan Công an chuyển đến, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đối tượng, lập biên bản đề nghị giải quyết chế độ (theo mẫu 6A). + Tổng hợp các tài liệu trên báo cáo về Công an tỉnh Sơn La. b) Đối với Công an tỉnh Sơn La có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng tại địa phương. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Công an tỉnh Sơn La hoàn chỉnh hồ sơ các đối tượng và gửi về Cục Tổ chức cán bộ 01 bộ hồ sơ; 01 bộ hồ sơ lưu tại Công an tỉnh Sơn La. c) Cục Tổ chức cán bộ có trách nhiệm: Tiếp nhận hồ sơ đối tượng của Công an tỉnh Sơn La báo cáo. Tổ chức xét duyệt hồ sơ theo quy định. + Tổng hợp danh sách các đối tượng hưởng chế độ và phối hợp với Cục Kế hoạch và tài chính lập dự toán kinh phí đảm bảo đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí. + Ra quyết định hưởng chế độ kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chuyển về Công an tỉnh Sơn La thực hiện chi trả. d) Cục Kế hoạch và tài chính có trách nhiệm: + Phối hợp với Cục Tổ chức cán bộ lập dự toán kinh phí và đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí đảm bảo theo quy định. + Tiếp nhận kinh phí Bộ Tài chính cấp; cấp phát cho Công an tỉnh Sơn La thực hiện và hướng dẫn chi trả, thanh quyết toán theo quy định. 9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, số 678 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069. 2.680. 229. 9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ a) Bản khai cá nhân có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi cư trú (mẫu 1A) hoặc của thân nhân (mẫu 1B). b) Bản khai của thân nhân phải kèm theo giấy uỷ quyền của các thân nhân chủ yếu có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người uỷ quyền cư trú (mẫu 04). c) Bản sao một trong các giấy tờ gốc hoặc các giấy tờ có liên quan theo quy định tại khoản 1, Mục II Thông tư số 04/TT-BCA(X13). d) Biên bản hội nghị liên tịch (mẫu 05). đ) Công văn đề nghị (mẫu 8A) kèm theo danh sách đối tượng chưa được hưởng chế độ chính sách (mẫu 9A). – Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ. 9.4. Thời hạn giải quyết: Theo Quyết định hưởng chế độ của cấp có thẩm quyền. 9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La. 9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hưởng chế độ. 9.8. Lệ phí: Không. 9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai + Bản khai cá nhân có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi cư trú (mẫu 1A) hoặc của thân nhân (mẫu 1B). + Bản khai của thân nhân phải kèm theo giấy uỷ quyền của các thân nhân chủ yếu có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người uỷ quyền cư trú (mẫu 04). + Biên bản hội nghị liên tịch (mẫu 05). + Công văn đề nghị (mẫu 8A). + Danh sách đối tượng chưa được hưởng chế độ chính sách (mẫu 9A). 9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính Áp dụng với đối tượng là công an nhân dân, công nhân viên công an trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20/7/1954 đến 30/4/1975, về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, ngày 07/12/2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. 9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính – Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước. – Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg, ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. – Thông tư số 04/TT-BCA(X13), ngày 28/4/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ trong Công an nhân dân. – Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, ngày 07/12/2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. – Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, ngày 26/02/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính bổ sung Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC.
10. Thủ tục: Xét hưởng trợ cấp đối với thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh tại Công an cấp tỉnh 10.1. Trình tự thực hiện – Bước 1: Đơn vị có cán bộ, chiến sĩ bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có văn bản báo cáo sự việc xảy ra, kèm theo công văn đề nghị gửi về Công an tỉnh. – Bước 2: Công an tỉnh giới thiệu CBCS bị thương ra Hội đồng Giám định y khoa tỉnh kèm bản sao giấy chứng nhận bị thương để giám định định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật. – Bước 3: Công an tỉnh lập hồ sơ đề nghị về Cục Tổ chức cán bộ xác nhận theo quy định. – Bước 4: Nhận quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần. 10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, số 678 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069. 2.680. 229. 10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ: a) Giấy chứng nhận bị thương của Giám đốc Công an tỉnh (mẫu TB1). b) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương. c) Biên bản giám định thương tật của Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền (mẫu TB2). d) Văn bản nêu chi tiết về trường hợp bị thương của cán bộ, chiến sĩ và Công văn đề nghị của các đơn vị. – Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. 10.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định cụ thể. 10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Cục Tổ chức cán bộ. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La. 10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính. 10.8. Lệ phí: Không. 10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai + Giấy chứng nhận bị thương của Giám đốc Công an tỉnh (mẫu TB1). + Biên bản giám định thương tật của Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền (mẫu TB2). 10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân. 10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính -Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng; – Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. – Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân. – Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
11. Thủ tục: Xét hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần đối với Bệnh binh tại Công an tỉnh Sơn La 11.1. Trình tự thực hiện – Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác, thực hiện theo trình tự sau: a) Công an tỉnh Sơn La: + Cấp Giấy chứng nhận bệnh tật; + Giới thiệu cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để giám định bệnh tật; + Lập hồ sơ đề nghị xác nhận theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân, gửi 01 bộ về Cục Tổ chức cán bộ. b) Cục Tổ chức cán bộ: + Tiếp nhận và tổ chức xét duyệt hồ sơ đề nghị xác nhận bệnh binh của Công an tỉnh Sơn La. Nếu đủ điều kiện theo quy định thì ký Quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp hàng tháng (mẫu BB3). + Chuyển quyết định về Công an tỉnh Sơn La để thông báo cho đối tượng biết; gửi quyết định và 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Thông tư này cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú của bệnh binh quản lý và thực hiện chế độ theo quy định. – Đối với người mắc bệnh đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần, trình tự thực hiện như sau: a) Cá nhân hoặc thân nhân làm đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh binh kèm giấy tờ quy định gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để xác minh, lập biên bản đề nghị xác nhận bệnh binh; b) Gửi biên bản đề nghị xác nhận bệnh binh của Ủy ban nhân dân cấp xã kèm các giấy tờ quy định đến Công an tỉnh Sơn La; c) Công an tỉnh Sơn La tiếp nhận các giấy tờ và hoàn thiện hồ sơ theo quy định, gửi 01 bộ về Cục Tổ chức cán bộ. Cục Tổ chức cán bộ tiếp nhận và tổ chức xét duyệt hồ sơ đề nghị xác nhận bệnh binh của Công an tỉnh Sơn La. Nếu đủ điều kiện theo quy định thì ký Quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp hàng tháng (mẫu BB3). Chuyển quyết định về Công an tỉnh Sơn La để thông báo cho đối tượng biết; gửi quyết định và 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Thông tư này cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú của bệnh binh quản lý và thực hiện chế độ theo quy định. 11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, số 678 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069.2.680.229. 11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ a) Giấy chứng nhận bệnh tật của Công an tỉnh Sơn La (mẫu BB1). b) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bệnh tật theo quy định. c) Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền (mẫu BB2). d) Văn bản đề nghị của Công an tỉnh Sơn La. – Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ. 11.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định cụ thể. 11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Tổ chức cán bộ và Công an tỉnh Sơn La (qua Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La). 11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính. 11.8. Lệ phí: Không. 11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai a) Giấy chứng nhận bệnh tật của Công an tỉnh Sơn La (mẫu BB1). b) Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền (mẫu BB2). 11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Áp dụng đúng đối tượng quy định tại Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân. 11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính -Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng; – Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. – Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân. – Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
12. Thủ tục: Xét hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần đối với Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến tại Công an tỉnh Sơn La 12.1. Trình tự thực hiện – Đối với Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến đang công tác trong Công an nhân dân – Đối với trường hợp được phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến đã chuyển ngành, nghỉ công tác hoặc từ trần mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi, thì cá nhân hoặc đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai kèm bản sao quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao Bằng Anh hùng gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân. 12.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, số 678 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069.2.680.229. 12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ a) Bản khai cá nhân (mẫu AH1). b) Bản sao quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao Bằng Anh hùng. Trường hợp Anh hùng đã chết mà chưa được hưởng chế độ thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai theo mẫu AH2, kèm biên bản ủy quyền (mẫu UQ). c) Văn bản đề nghị của Công an tỉnh Sơn La. – Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. 12.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định cụ thể. 12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính 12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính. 12.8. Lệ phí: Không. 12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân (mẫu AH1) hoặc bản khai dùng cho đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng (mẫu AH2). 12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Áp dụng đúng đối tượng quy định tại Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân. 12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính – Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng. – Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. – Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân. – Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
13. Thủ tục: Xét trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học tại Công an tỉnh Sơn La 13.1. Trình tự thực hiện – Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang công tác trong Công an nhân dân: a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học lập bản khai cá nhân kèm các giấy tờ quy định gửi Công an tỉnh Sơn La. b) Công an tỉnh Sơn La: Tiếp nhận các giấy tờ nêu trên; làm thủ tục giới thiệu (kèm bản sao hồ sơ) đến Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh; Căn cứ kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; Hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, gửi 01 bộ về Cục Tổ chức cán bộ. c) Cục Tổ chức cán bộ: Tiếp nhận và tổ chức xét duyệt hồ sơ xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của Công an tỉnh Sơn La. Nếu đủ điều kiện theo quy định thì ký Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp hàng tháng (mẫu HH4); Chuyển Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng về Công an tỉnh Sơn La để thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định. – Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã nghỉ công tác hoặc có con đẻ nhiễm chất độc hóa học, thì cá nhân lập bản khai kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân hoặc lập bản khai cá nhân kèm Giấy khai sinh của con và các giấy tờ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân. 13.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, số 678 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069.2.680.229. 13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ a) Bản khai cá nhân đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu HH1); b) Một trong những giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, kèm bản sao: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng. c) Bản sao bệnh án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định. Trừ các trường hợp sau đây: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học dẫn đến vô sinh theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định. Người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định nhưng sinh con dị dạng, dị tật được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận. d) Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền kết luận bị mắc bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học và xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật (mẫu HH2). đ) Giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học của Công an tỉnh Sơn La (mẫu HH3). e) Văn bản đề nghị của Công an tỉnh Sơn La. – Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ. 13.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định cụ thể. 13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La và Cục Tổ chức cán bộ. 13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính. 13.8. Lệ phí: Không. 13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai + Bản khai cá nhân đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu HH1). + Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền kết luận bị mắc bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học và xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật (mẫu HH2). + Giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học của Công an tỉnh Sơn La (mẫu HH3). 13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên công an đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã nhiễm chất độc hóa học dẫn đến mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định được lập hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. 13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính -Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng. – Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. – Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân. – Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
14. Thủ tục: Xét trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học tại Công an tỉnh Sơn La 14.1. Trình tự thực hiện – Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang công tác trong Công an nhân dân: a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học lập bản khai cá nhân kèm các giấy tờ quy định gửi Công an tỉnh Sơn La. b) Công an tỉnh Sơn La: Tiếp nhận các giấy tờ nêu trên; làm thủ tục giới thiệu (kèm bản sao hồ sơ) đến Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh; Căn cứ kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; Hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, gửi 01 bộ về Cục Tổ chức cán bộ. c) Cục Tổ chức cán bộ: Tiếp nhận và tổ chức xét duyệt hồ sơ xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của Công an tỉnh Sơn La. Nếu đủ điều kiện theo quy định thì ký Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp hàng tháng (mẫu HH4); Chuyển Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng về Công an tỉnh Sơn La để thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định. – Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã nghỉ công tác hoặc có con đẻ nhiễm chất độc hóa học, thì cá nhân lập bản khai kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân hoặc lập bản khai cá nhân kèm Giấy khai sinh của con và các giấy tờ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân. 14.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La, số 678 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069.2.680.229. 14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ a) Bản khai cá nhân đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu HH1); b) Một trong những giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, kèm bản sao: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng. c) Bản sao bệnh án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định. Trừ các trường hợp sau đây: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học dẫn đến vô sinh theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định. Người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định nhưng sinh con dị dạng, dị tật được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận. d) Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền kết luận bị mắc bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học và xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật (mẫu HH2). đ) Giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học của Công an tỉnh Sơn La (mẫu HH3). e) Văn bản đề nghị của Công an tỉnh Sơn La. – Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ. 14.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định cụ thể. 14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tổ chức cán bộ – Công an tỉnh Sơn La và Cục Tổ chức cán bộ. 14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính. 14.8. Lệ phí: Không. 14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai + Bản khai cá nhân đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu HH1). + Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền kết luận bị mắc bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học và xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật (mẫu HH2). + Giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học của Công an tỉnh Sơn La (mẫu HH3). 14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên công an đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã nhiễm chất độc hóa học dẫn đến mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định được lập hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. 14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính – Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng. – Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. – Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân. – Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
15. Thủ tục: Xét khen thưởng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Công an tỉnh Sơn La 15.1. Trình tự thực hiện – Bước 1: Tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc làm bản báo cáo thành tích xin xác nhận của UBND cấp xã, phường hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quản lý trực tiếp. – Bước 2: UBND cấp xã, phường tổ chức họp Hội đồng thi đua – khen thưởng xét duyệt và làm tờ trình gửi Công an huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện). Công an cấp huyện tổ chức xét duyệt, thẩm định và làm tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện tặng Giấy khen hoặc gửi Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc – Công an tỉnh Sơn La đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Sơn La tặng giấy khen. Hội đồng thi đua – khen thưởng huyện, thành phố hoặc Công an tỉnh Sơn La xét duyệt, báo cáo Chủ tịch UBND huyện, thành phố hoặc Giám đốc Công an tỉnh Sơn La ra quyết định tặng giấy khen. Trường hợp đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La hoặc Bộ Công an tặng bằng khen thì Công an cấp huyện đề nghị Hội đồng thi đua – khen thưởng huyện, thành phố xét duyệt, thẩm định và báo cáo UBND huyện, thành phố làm tờ trình gửi Công an tỉnh Sơn La (qua Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc). Hội đồng thi đua – khen thưởng – Công an tỉnh Sơn La xét duyệt, thẩm định và báo cáo Giám đốc Công an tỉnh Sơn La làm tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Bộ trưởng Bộ Công an tặng Bằng khen. Hội đồng thi đua – khen thưởng tỉnh Sơn La, Hội đồng thi đua – khen thưởng Bộ Công an xét duyệt, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định tặng bằng khen. – Bước 3: Trao tặng bằng khen (giấy khen) cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc. 15.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Công tác đảng và công tác chính trị; Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an tỉnh Sơn La. 15.3. Thành phần, số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ a) Tờ trình đề nghị khen thưởng; b) Danh sách trích ngang các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng; c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận, chữ ký, đóng dấu của Trưởng Công an xã, Trưởng ban Bảo vệ dân phố, thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp, có xác nhận, chữ ký, đóng dấu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thủ trưởng cơ quan; d) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân; đ) Bản sao các quyết định, chứng nhận khen thưởng liên quan. – Số lượng hồ sơ: 01 bộ đối với hình thức thuộc thẩm quyền ký Quyết định khen thưởng của Giám đốc Công an tỉnh Sơn La; 03 bộ đối với hình thức thuộc thẩm quyền ký Quyết định khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La (các chữ ký xác nhận đều phải là chữ ký tươi). 15.4. Thời hạn giải quyết: Trong tháng 12 hàng năm. 15.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức. 15.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công an tỉnh Sơn La (qua Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, số 678 đường Lê Duẩn, Tổ 5, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La; điện thoại liên hệ: 069.2.680.428). 15.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định khen thưởng, Cờ thi đua (bằng khen hoặc giấy khen) và tiền thưởng kèm theo. 15.8. Lệ phí: Không. 15.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. 15.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng được khen thưởng theo quy định tại Thông tư số 12/TT-BCA ngày 29/5/2019 của Bộ Công an quy định về công tác thi đua khen thưởng trong CAND. 15.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính – Luật thi đua khen thưởng. – Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua khen thưởng. – Thông tư số 12/TT-BCA ngày 29/5/2019 của Bộ Công an quy định về công tác thi đua khen thưởng trong Công an nhân dân.