I. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước và lĩnh vực cấp, quản lý Chứng minh dân dân cấp tỉnh
1. Thủ tục: Khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do bằng Thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Bước 4: Cơ quan, tổ chức nhận văn bản trả lời tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La, văn bản điện tử hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
1.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an) trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác và ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác.
– Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin công dân đến nộp hồ sơ.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh; tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện các dịch vụ công có nhu cầu khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong phạm vi cấp tỉnh.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an), văn bản giấy hoặc văn bản điện tử theo nhu cầu của cơ quan, tổ chức.
1.8. Phí: Áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Luật Căn cước.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Thủ tục: Khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do bằng Thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản trả lời tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La; văn bản điện tử hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
2.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La.
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có);
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu căn cước và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024;
– Cá nhân quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024;
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an) bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
2.8. Phí: Chưa quy định.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý.
– Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Luật Căn cước.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
3. Thủ tục: Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên
3.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1:
+ Công dân đến địa điểm làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La đề nghị cấp thẻ căn cước.
+ Công dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia lựa chọn thủ tục cấp thẻ căn cước, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục tại cơ quản quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh. Hệ thống sẽ xác nhận và tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan quản lý căn cước nơi công dân đề nghị cấp thẻ căn cước.
– Bước 2: Công dân cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Bước 3: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Cán bộ thu nhận đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thông tin nhân thân và hướng dẫn thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì Cán bộ thu nhận hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân đầy đủ, chính xác thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp công dân không đủ điều kiện cấp thẻ căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).
– Bước 4: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt và thu nhận ảnh mống mắt của công dân.
– Bước 5: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có) chuyển cho công dân kiểm tra, ký xác nhận.
– Bước 6: Thu thẻ Căn cước công dân (nếu có), thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn Trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an).
Bước 7: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
3.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại địa điểm tiếp dân Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La đề nghị cấp thẻ căn cước.
– Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an). Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để công dân kiểm tra và ký xác nhận.
– Trường hợp công dân chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ còn có Phiếu thu thập thông tin dân cư (mẫu DC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an); Giấy tờ pháp lý chứa thông tin công dân.
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an). Phiếu này là biểu mẫu điện tử, công dân kê khai đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/05/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an);
3.8. Lệ phí: Chưa quy định.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
4. Thủ tục: Cấp thẻ Căn cước công dân khi thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (đã bãi bỏ theo Quyết định số 1631/QĐ-CAT-PV01 ngày 08/8/2024 của Giám đốc Công an tỉnh Sơn La)
5. Thủ tục: Cấp đổi thẻ căn cước
5.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1:
+ Công dân đến Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La đề nghị cấp đổi thẻ căn cước.
+ Công dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La. Hệ thống sẽ xác nhận và tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan quản lý căn cước nơi công dân đề nghị cấp đổi thẻ căn cước.
+ Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
+ Trường hợp người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia thì lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của người dưới 06 tuổi trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì người đại diện hợp pháp xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý căn cước xem xét, giải quyết việc cấp đổi thẻ căn cước.
– Bước 2: Công dân cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– Bước 3: Cán bộ thu nhận tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp đổi thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp đổi thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì Cán bộ thu nhận hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước.
+ Trường hợp công dân không đủ điều kiện đổi thẻ căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 4: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt, thu nhận ảnh mống mắt của công dân từ đủ 06 tuổi trở lên.
– Bước 5: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước chuyển cho công dân hoặc người đại diện của người dưới 14 tuổi kiểm tra, ký xác nhận; in Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (nếu có) cho công dân hoặc người đại diện của người dưới 14 tuổi kiểm tra, ký xác nhận.
– Bước 6: Thu thẻ căn cước cũ, thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) cho công dân.
– Bước 7: Công dân nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
5.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại địa điểm tiếp dân Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
– Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp đổi thẻ căn cước tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để công dân kiểm tra và ký xác nhận.
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an). Phiếu này là biểu mẫu điện tử, công dân kê khai đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
– Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước thực hiện cấp đổi thẻ căn cước trong các trường hợp sau đây:
– Khi công dân đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
– Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
– Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
– Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
– Xác lập lại số định danh cá nhân;
– Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an);
5.8. Lệ phí: Chưa quy định.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
6. Thủ tục: Cấp lại thẻ căn cước
6.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1:
+ Công dân đến Phòng CSQLHC về TTXH đề nghị cấp lại thẻ căn cước hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia lựa chọn thủ tục cấp lại thẻ căn cước, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ căn cước đến Phòng CSQLHC về TTXH.
+ Trường hợp người đề nghị cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
– Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp lại thẻ căn cước.
– Bước 3:
+ Trường hợp cấp lại thẻ căn cước do bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được thì cán bộ thu nhận sử dụng thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt đã được thu nhận lần gần nhất và các thông tin hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để cấp lại thẻ căn cước.
+ Trường hợp cấp lại thẻ căn cước quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Luật Căn cước (Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam), các bước thực hiện như đối với thủ tục cấp mới thẻ căn cước.
+ Trường hợp công dân không đủ điều kiện cấp lại thẻ căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 4: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt và thu nhận ảnh mống mắt của công dân (áp dụng với trường hợp cấp lại thẻ căn cước quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Luật Căn cước).
– Bước 5: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước chuyển cho công dân hoặc người đại diện của người dưới 14 tuổi kiểm tra, ký xác nhận đối với trường hợp công dân trực tiếp đến thực hiện thủ tục cấp lại tại Phòng CSQLHC về TTXH.
– Bước 6: Thu thẻ căn cước cũ (nếu có), thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) cho công dân (bản giấy hoặc bản điện tử).
– Bước 7: Nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
6.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại địa điểm tiếp dân Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
– Thực hiện trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để công dân kiểm tra và ký xác nhận.
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an). Phiếu này là biểu mẫu điện tử, công dân kê khai đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
– Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước thực hiện cấp lại thẻ căn cước trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật Căn cước;
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
6.8. Lệ phí: Chưa quy định.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
7. Thủ tục: Cấp xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân
7.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Công dân đã được cấp thẻ căn cước có nhu cầu được xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La hoặc đăng ký cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia (lựa chọn nơi thực hiện thủ tục là Công an tỉnh Sơn La);
– Bước 3:
+ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và xác nhận thông tin về số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân đã hủy đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số đã được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và cấp xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân.
+ Trường hợp thông tin không chính xác thì từ chối cấp và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 4: Nhận kết quả bằng văn bản giấy tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh, văn bản điện tử hoặc hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
7.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại địa điểm tiếp dân Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La.
– Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia.
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an);
– Giấy chứng minh nhân dân 09 số (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết:
– 03 ngày làm việc đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số đã được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– 07 ngày làm việc đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân có nhu cầu xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh.
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh ca nhân (Mẫu CC04 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
7.8. Lệ phí: Chưa quy định.
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an);
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
8. Thủ tục: Khai thác thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
8.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do bằng Thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản trả lời tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La, văn bản điện tử hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
8.2. Cách thức thực hiện:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an), trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác và ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác.
– Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin người đến nộp hồ sơ.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
8.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh; tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện các dịch vụ công trên địa bàn quản lý có nhu cầu khai thác thông tin (bằng văn bản đề nghị) của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang sinh sống trong phạm vi cấp tỉnh.
8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an) (văn bản giấy hoặc văn bản điện tử).
8.8. Phí: Áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Luật Căn cước.
8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
9. Thủ tục: Khai thác thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu căn cước.
9.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do bằng Thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản trả lời tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La, văn bản điện tử hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu (nếu có).
9.2. Cách thức thực hiện:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an), trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu căn cước và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác.
– Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin người đến nộp hồ sơ.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
9.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong cơ sở dữ liệu căn cước.
9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an) (văn bản giấy hoặc văn bản điện tử).
9.8. Phí: Chưa quy định.
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được người đó đồng ý.
– Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Luật Căn cước.
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
10. Thủ tục: Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước
10.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN của công dân đã có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của công dân, cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối sánh và xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
– Trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN của công dân chưa có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 thì cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh thông báo cho công dân bằng văn bản, nêu rõ lý do và hướng dẫn công dân thực hiện thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do bằng Thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
10.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua ứng dụng định danh quốc gia để đăng ký thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý xác thực kết quả xét nghiệm, phân tích, lưu trữ thông tin sinh trắc học về ADN của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước (nếu có).
– Xuất trình thẻ căn cước của công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị thực hiện thủ tục.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
10.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân có nhu cầu thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước.
10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo kết quả thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước.
10.8. Lệ phí: Chưa quy định.
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).
10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thông tin sinh trắc học về ADN của công dân đã có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024.
10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
11. Thủ tục: Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước
11.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Trường hợp thông tin sinh trắc học về giọng nói của công dân đã có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của công dân, cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối sánh và xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước;
– Trường hợp thông tin giọng nói của công dân chưa có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 thì cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh thực hiện trực tiếp thu thập thông tin sinh trắc học về giọng nói để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do bằng Thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
11.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua ứng dụng định danh quốc gia để đăng ký thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).
– Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý xác thực kết quả thu nhận, phân tích, lưu trữ giọng nói của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước (nếu có).
– Văn bản cam kết bảo đảm sức khỏe bình thường không ảnh hưởng đến giọng nói đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 7 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Xuất trình thẻ căn cước của công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị thực hiện thủ tục.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
11.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân có nhu cầu thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước.
11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La.
11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo kết quả thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước.
11.8. Lệ phí: Chưa quy định.
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Công dân cam kết tình trạng giọng nói bình thường, không bị ảnh hưởng trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về căn cước.
11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
12. Thủ tục: Tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước
12.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2:
– Công dân nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
– Công dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia lựa chọn thông tin cần tích hợp, cập nhật, điều chỉnh đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, đồng thời đăng ký thời gian, địa điểm thực hiện tích hợp tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Chuyển yêu cầu tích hợp đến cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an kèm theo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước (Đối với trường hợp tích hợp thông tin trên thẻ căn cước khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước);
– Trường hợp thông tin đề nghị tích hợp, cập nhật, điều chỉnh chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước thì cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh thực hiện tiếp nhận và chuyển yêu cầu tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin tới cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để xác thực thông tin đề nghị tích hợp thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Sau khi xác thực thành công thì thực hiện tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin vào thẻ căn cước.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do bằng Thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
12.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
– Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia và đăng ký thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh;
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).
– Xuất trình thẻ căn cước của công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị thực hiện thủ tục (đối với trường hợp tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước đã cấp).
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an) đối với trường hợp tích hợp thông tin trên thẻ căn cước khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
2..Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
12.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân có nhu cầu tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước.
12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo kết quả tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước.
12.8. Lệ phí: Chưa quy định.
12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an);
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) đối với trường hợp thực hiện tích hợp cùng thời điểm với cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thông tin đề nghị tích hợp, cập nhật, điều chỉnh phải được xác thực qua Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
13. Thủ tục: Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi
13.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1:
+ Trường hợp người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia thì lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của người dưới 06 tuổi trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì người đại diện hợp pháp xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị đến Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La xem xét, giải quyết việc cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp thực hiện trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La, người đại diện hợp pháp đưa người dưới 14 tuổi đến địa điểm làm thủ tục cấp thẻ căn cước.
– Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước..
+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Cán bộ thu nhận đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thông tin cá nhân và hướng dẫn thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì Cán bộ thu nhận hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước..
+ Trường hợp thông tin công dân đầy đủ, chính xác thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp công dân không đủ điều kiện cấp thẻ căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt và thu nhận ảnh mống mắt của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi.
– Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước để người đại diện hợp pháp kiểm tra, ký xác nhận; in Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có) cho người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi kiểm tra, ký xác nhận.
– Bước 5: thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an).
Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
13.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại địa điểm tiếp dân Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
– Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để công dân kiểm tra và ký xác nhận.
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an). Phiếu này là biểu mẫu điện tử, công dân kê khai đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
– Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
– Trường hợp công dân chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ còn có: Phiếu thu thập thông tin dân cư (mẫu DC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Giấy tờ, tài liệu pháp lý chứa thông tin công dân.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
13.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi.
13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La.
13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/05/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an);
13.8. Lệ phí: Chưa quy định.
13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu thu nhận thông tin Căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
14. Thủ tục: Cấp đổi giấy chứng nhận căn cước
14.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đến Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi người đó sinh sống đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận căn cước cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi ở hiện tại để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Bước 2: Cán bộ thu nhận tìm kiếm thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin người đó trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị người đó thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch không đủ điều kiện cấp đổi giấy chứng nhận căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (không thu nhận vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt của người dưới 06 tuổi).
– Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước chuyển cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch kiểm tra, ký xác nhận;
– Bước 5: Thu giấy chứng nhận căn cước cũ, cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
– Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
14.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an); Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để người đó kiểm tra và ký xác nhận.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
14.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được cấp giấy chứng nhận căn cước thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận căn cước trong các trường hợp sau đây:
– Bị hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi thông tin về căn cước;
– Có sai sót về thông tin trên giấy chứng nhận căn cước;
– Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có yêu cầu;
– Giấy chứng nhận căn cước hết hạn sử dụng.
14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La.
14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an);
14.8. Lệ phí: Không thu lệ phí.
14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an);
14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
15. Thủ tục: Cấp lại giấy chứng nhận căn cước
15.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đến Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La nơi người đó sinh sống đề nghị cấp lại giấy chứng nhận căn cước cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi ở hiện tại để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Bước 2: Cán bộ thu nhận tìm kiếm thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin người đó trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị người đó thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện cấp lại giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch không đủ điều kiện cấp lại giấy chứng nhân căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (không thu nhận vân tay ảnh khuôn mặt, mống mắt của người dưới 06 tuổi).
– Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước chuyển cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch kiểm tra, ký xác nhận;
– Bước 5: Cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
15.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
15.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an); Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để người đó kiểm tra và ký xác nhận.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
15.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
15.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được cấp giấy chứng nhận căn cước thực hiện cấp lại giấy chứng nhận căn cước trong trường hợp bị mất giấy chứng nhận căn cước.
15.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sơn La.
15.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an);
15.8. Lệ phí: Không thu lệ phí.
15.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an);
15.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
15.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
II. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước và lĩnh vực cấp, quản lý Chứng minh dân dân cấp huyện, thành phố
1. Thủ tục: Khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1.1. Trình tự thực hiện: Bước 1: Cơ quan, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện. Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. – Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an); – Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cơ quan, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Bước 4: Cơ quan, tổ chức nhận văn bản trả lời tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, văn bản điện tử hoặc hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu. 1.2. Cách thức thực hiện: – Nộp hồ sơ trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện. – Nộp hồ sơ qua hồ sơ dịch vụ bưu chính (nếu có). – Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật). 1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Thành phần hồ sơ: – Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác và ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác. – Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin người đến nộp hồ sơ. 2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. 1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. 1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp huyện, cấp xã và tổ chức khác có trụ sở chính trên địa bàn quản lý có nhu cầu khai thác thông tin (bằng văn bản đề nghị) của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang sinh sống trong phạm vi cấp tỉnh. 1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện. 1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an), văn bản giấy hoặc văn bản điện tử theo nhu cầu của cơ quan, tổ chức. 1.8. Phí: Áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an). 1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Luật Căn cước. 1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023. – Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước. – Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước. – Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Thủ tục: Khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước
2.1. Trình tự thực hiện: Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện. Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. – Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) – Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản trả lời tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện, văn bản điện tử hoặc chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu. 2.2. Cách thức thực hiện: – Nộp hồ sơ trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện. – Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có). – Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật). 2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Thành phần hồ sơ: – Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu căn cước và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác. – Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin người đến nộp hồ sơ. 2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. 2.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. 2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024. – Cá nhân quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024. 2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện. 2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. 2.8. Phí: Chưa quy định. 2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). 2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 17 – Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý. – Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Luật Căn cước. 2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023. – Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước. – Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước. – Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước. – Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
3. Thủ tục: Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên
3.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1:
+ Công dân đến Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện đề nghị cấp thẻ căn cước.
+ Công dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia lựa chọn thủ tục cấp thẻ căn cước, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì đăng ký thời gian và địa điểm thực hiện thủ tục tại Công an cấp huyện. Hệ thống sẽ xác nhận và tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan quản lý căn cước nơi công dân đề nghị cấp thẻ căn cước;
– Bước 2: Công dân cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– Bước 3: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Cán bộ thu nhận đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thông tin nhân thân và hướng dẫn thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì Cán bộ thu nhận hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp Căn cước.
+ Trường hợp công dân không đủ điều kiện cấp thẻ căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 4: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt và thu nhận ảnh mống mắt của công dân.
– Bước 5: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có) chuyển cho công dân kiểm tra, ký xác nhận.
– Bước 6: Thu thẻ Căn cước công dân (nếu có), thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an).
Bước 7: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước Công an cấp huyện hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
3.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
– Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước tại Công an cấp huyện.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để công dân kiểm tra và ký xác nhận.
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an). Phiếu này là biểu mẫu điện tử, công dân kê khai đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
– Trường hợp công dân chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ còn có Phiếu thu thập thông tin dân cư (mẫu DC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an); Giấy tờ pháp lý chứa thông tin công dân.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/05/2024 của Bộ Công an);
3.8. Lệ phí: Chưa quy định.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
4. Thủ tục: Cấp thẻ Căn cước công dân khi thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (đã bãi bỏ theo Quyết định số 1631/QĐ-CAT-PV01 ngày 08/8/2024 của Giám đốc Công an tỉnh Sơn La)
5. Thủ tục: Cấp đổi thẻ căn cước
5.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1:
+ Công dân đến Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện đề nghị cấp đổi thẻ căn cước.
+ Công dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục tại Công an cấp huyện. Hệ thống sẽ xác nhận và tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan quản lý căn cước nơi công dân đề nghị cấp đổi thẻ căn cước.
+ Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
+ Trường hợp người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia thì lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của người dưới 06 tuổi trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì người đại diện hợp pháp xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý căn cước xem xét, giải quyết việc cấp đổi thẻ căn cước.
– Bước 2: Công dân cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– Bước 3: Cán bộ thu nhận tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp đổi thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp đổi thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì Cán bộ thu nhận hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước.
+ Trường hợp công dân không đủ điều kiện đổi thẻ căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
– Bước 4: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt, thu nhận ảnh mống mắt của công dân từ đủ 06 tuổi trở lên.
– Bước 5: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước cho công dân hoặc người đại diện của người dưới 14 tuổi kiểm tra, ký xác nhận.
– Bước 6: Thu thẻ căn cước cũ, thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước cho công dân (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 7: Nhận kết quả trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
5.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
– Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp đổi thẻ căn cước.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để công dân kiểm tra và ký xác nhận.
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an). Phiếu này là biểu mẫu điện tử, công dân kê khai đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
– Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước thực hiện cấp đổi thẻ căn cước trong các trường hợp sau đây:
– Khi công dân đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi;
– Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
– Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
– Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
– Xác lập lại số định danh cá nhân;
– Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc Bộ phận Một cửa cấp huyện.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an).
5.8. Lệ phí: Chưa quy định.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
6. Thủ tục: Cấp lại thẻ căn cước
6.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1:
+ Công dân đến Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện đề nghị cấp lại thẻ căn cước hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia lựa chọn thủ tục cấp lại thẻ căn cước, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ căn cước đến Công an cấp huyện.
+ Trường hợp người đề nghị cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi;
– Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp lại thẻ căn cước.
– Bước 3:
+ Trường hợp cấp lại thẻ căn cước do bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được thì cán bộ thu nhận sử dụng thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt đã được thu nhận lần gần nhất và các thông tin hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để cấp lại thẻ căn cước.
+ Trường hợp cấp lại thẻ căn cước quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Luật Căn cước (Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam), các bước thực hiện như đối với thủ tục cấp mới thẻ căn cước.
+ Trường hợp công dân không đủ điều kiện cấp lại thẻ căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 4: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt và thu nhận ảnh mống mắt của công dân (áp dụng với trường hợp cấp lại thẻ căn cước quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Luật Căn cước).
– Bước 5: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước chuyển cho công dân hoặc người đại diện của người dưới 14 tuổi kiểm tra, ký xác nhận đối với trường hợp công dân trực tiếp đến thực hiện thủ tục cấp lại tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện.
– Bước 6: Thu thẻ căn cước cũ (nếu có), thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước cho công dân (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) (bản giấy hoặc bản điện tử).
– Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
6.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc bộ phận một cửa cấp huyện.
– Thực hiện trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để công dân kiểm tra và ký xác nhận.
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an). Phiếu này là biểu mẫu điện tử, công dân kê khai đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
– Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước thực hiện cấp lại thẻ căn cước trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật Căn cước.
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an).
6.8. Lệ phí: Chưa quy định
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
7. Thủ tục: Cấp xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân
7.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Công dân đã được cấp thẻ căn cước có nhu cầu được xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện hoặc đăng ký cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia (lựa chọn nơi thực hiện thủ tục là Công an cấp huyện).
– Bước 3:
+ Cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và xác nhận thông tin về số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân đã hủy đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số đã được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và cấp xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân.
+ Trường hợp thông tin không chính xác thì từ chối cấp và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 4: Nhận kết quả bằng văn bản giấy tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, nhận văn bản điện tử hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
7.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
– Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia.
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Giấy chứng minh nhân dân 09 số (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết:
– 03 ngày làm việc đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– 07 ngày làm việc đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân có nhu cầu xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện.
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân (Mẫu CC04 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
7.8. Lệ phí: Chưa quy định.
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an);
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
8. Thủ tục: Khai thác thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
8.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản trả lời tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện, văn bản điện tử hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
8.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) trong đó nêu rõ lý do cần khai thác, sử dụng thông tin, thời gian khai thác, thông tin cần khai thác và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp.
– Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin người đến nộp hồ sơ.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
8.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp huyện, cấp xã và tổ chức khác có trụ sở chính trên địa bàn quản lý có nhu cầu khai thác thông tin (bằng văn bản đề nghị) của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang sinh sống trong phạm vi cấp huyện.
8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
8.8. Phí: Áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Luật Căn cước.
8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
9. Thủ tục: Khai thác thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu căn cước
9.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản trả lời của Công an cấp huyện, văn bản điện tử hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu (nếu có).
9.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần cung cấp, cam đoan chịu trách nhiệm trong sử dụng nội dung thông tin khi được cung cấp.
– Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin người đến nộp hồ sơ.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
9.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khai thác thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong cơ sở dữ liệu căn cước.
9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước (văn bản giấy hoặc văn bản điện tử) (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
9.8. Phí: Chưa quy định.
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 17 – Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được người đó đồng ý.
– Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Luật Căn cước.
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
10. Thủ tục: Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước
10.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN của công dân đã có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của công dân, cơ quan quản lý căn cước Công an cấp huyện có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối sánh và xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước;
– Trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN của công dân chưa có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 thì cơ quan quản lý căn cước Công an cấp huyện thông báo cho công dân bằng văn bản, nêu rõ lý do và hướng dẫn công dân thực hiện thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
10.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua ứng dụng định danh quốc gia để đăng ký thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý xác thực kết quả xét nghiệm, phân tích, lưu trữ thông tin sinh trắc học về ADN của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước (nếu có).
– Xuất trình thẻ căn cước của công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị thực hiện thủ tục.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
10.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân có nhu cầu thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước.
10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo kết quả thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước.
10.8. Lệ phí: Chưa quy định.
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thông tin sinh trắc học về ADN của công dân đã có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024.
10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
11. Thủ tục: Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước
11.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Trường hợp thông tin sinh trắc học về giọng nói của công dân đã có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của công dân, Công an cấp huyện có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối sánh và xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
– Trường hợp thông tin giọng nói của công dân chưa có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị Định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 thì cơ quan quản lý căn cước Công an cấp huyện thực hiện trực tiếp thu thập thông tin sinh trắc học về giọng nói để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
11.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua ứng dụng định danh quốc gia để đăng ký thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục tại Công an cấp huyện.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý xác thực kết quả thu nhận, phân tích, lưu trữ giọng nói của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước (nếu có).
– Văn bản cam kết bảo đảm sức khỏe bình thường không ảnh hưởng đến giọng nói đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 7 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Xuất trình thẻ căn cước của công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị thực hiện thủ tục.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
11.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân có nhu cầu thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước.
11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện
11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo kết quả thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước.
11.8. Lệ phí: Chưa quy định.
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Công dân cam kết tình trạng giọng nói bình thường, không bị ảnh hưởng trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về căn cước.
11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
12. Thủ tục: Tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước
12.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2:
+ Công dân nộp hồ sơ tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện
+ Công dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia lựa chọn thông tin cần tích hợp, cập nhật, điều chỉnh đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và đăng ký thời gian và Công an cấp huyện thực hiện tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Chuyển yêu cầu tích hợp đến cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an kèm theo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước (Đối với trường hợp tích hợp thông tin trên thẻ căn cước khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước).
– Trường hợp thông tin đề nghị tích hợp, cập nhật, điều chỉnh chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước thì Công an cấp huyện thực hiện tiếp nhận và chuyển yêu cầu tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin tới cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để xác thực thông tin đề nghị tích hợp thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Sau khi xác thực thành công thì thực hiện tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin vào thẻ căn cước.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
12.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện
– Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia và đăng ký thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục tại Công an cấp huyện.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an)
– Xuất trình thẻ căn cước của công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị thực hiện thủ tục (đối với trường hợp tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước đã cấp).
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an) đối với trường hợp tích hợp thông tin trên thẻ căn cước khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
12.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân có nhu cầu tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước.
12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện
12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo kết quả tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước.
12.8. Lệ phí: Chưa quy định.
12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) đối với trường hợp thực hiện tích hợp cùng thời điểm với cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thông tin đề nghị tích hợp, cập nhật, điều chỉnh phải được xác thực qua Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
13. Thủ tục: Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi
13.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1:
+ Trường hợp người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia thì lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của người dưới 06 tuổi trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì người đại diện hợp pháp xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện xem xét, giải quyết việc cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp thực hiện trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, người đại diện hợp pháp đưa người dưới 14 tuổi đến địa điểm làm thủ tục cấp thẻ căn cước.
– Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước..
+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Cán bộ thu nhận đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thông tin nhân thân và hướng dẫn thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì Cán bộ thu nhận hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước..
+ Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước.
+ Trường hợp công dân không đủ điều kiện cấp thẻ căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
– Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt và thu nhận ảnh mống mắt của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi.
– Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước; Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có) cho người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi kiểm tra, ký xác nhận.
– Bước 5: Thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
13.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
– Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước tại Công an cấp huyện.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để công dân kiểm tra và ký xác nhận.
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an). Phiếu này là biểu mẫu điện tử, công dân kê khai đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
– Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
– Trường hợp công dân chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ còn có: Phiếu thu thập thông tin dân cư (mẫu DC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Giấy tờ, tài liệu pháp lý chứa thông tin công dân.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
13.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi.
13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/05/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an);
13.8. Lệ phí: Chưa quy định.
13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
14. Thủ tục: Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước theo đề nghị của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch
14.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đến Công an cấp huyện nơi đang sinh sống đề nghị điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
Trường hợp từ chối điều chỉnh thông tin thì phải trả lời, nêu rõ lý do và cấp thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 3: Trường hợp đủ điều kiện giải quyết thì cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
14.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở của Công an cấp huyện.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an);
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
14.4. Thời hạn giải quyết: không quá 05 ngày làm việc.
14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có nhu cầu điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
14.8. Lệ phí: Không thu lệ phí
14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an);
14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
15. Thủ tục: Thu thập, cập nhật thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và cấp giấy chứng nhận căn cước
15.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đến Công an cấp huyện để thực hiện thủ tục.
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch tiến hành kê khai thông tin theo mẫu Phiếu thu thập thông tin dân cư và cung cấp các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến bản thân và gia đình (nếu có).
– Bước 2: Cán bộ thu nhận tiếp nhận thông tin kê khai của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch và thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt, thu nhận ảnh mống mắt của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (không thu nhận vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt của người dưới 06 tuổi).
– Bước 3: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước; Phiếu thu thập thông tin dân cư chuyển cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch kiểm tra, ký xác nhận.
– Bước 4: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, xác minh thông tin về người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã kê khai.
– Bước 5: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện chuyển thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch tới cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để kiểm tra, đối sánh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để thực hiện xác lập số định danh cá nhân và cấp giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch không đủ điều kiện thu thập, cập nhật thông tin dân cư, cấp giấy chứng nhân căn cước thì từ thông báo cho người đó và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
15.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
15.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an); Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để người đó kiểm tra và ký xác nhận.
– Phiếu thu thập thông tin dân cư (Mẫu DC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an);
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
15.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày (không tính thời gian kiểm tra, xác minh thông tin về người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã kê khai để thu thập thông tin dân cư).
15.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
15.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện.
15.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Giấy chứng nhận căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an);
15.8. Lệ phí: Không thu lệ phí
15.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an);
15.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có thời gian sinh sống tại địa bàn từ 06 tháng trở lên.
15.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
16. Thủ tục: Cấp đổi giấy chứng nhận căn cước
16.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đến Công an cấp huyện nơi người đó sinh sống đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận căn cước cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi ở hiện tại để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Bước 2: Cán bộ thu nhận tìm kiếm thông tin Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin người đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị người đó thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch không đủ điều kiện cấp đổi giấy chứng nhân căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt, thu nhận ảnh mống mắt của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (không thu nhận vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt của người dưới 06 tuổi).
– Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước; Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (nếu có) chuyển cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch kiểm tra, ký xác nhận;
– Bước 5: Thu giấy chứng nhận căn cước cũ, cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
16.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở của Công an cấp huyện.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
16.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an); Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để người đó kiểm tra và ký xác nhận.
– Trường hợp thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có sự thay đổi, điều chỉnh so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ còn có: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an); Giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi thông tin.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
16.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
16.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được cấp giấy chứng nhận căn cước thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận căn cước trong các trường hợp sau đây:
– Bị hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi thông tin về căn cước;
– Có sai sót về thông tin trên giấy chứng nhận căn cước;
– Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có yêu cầu;
– Giấy chứng nhận căn cước hết hạn sử dụng.
16.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
16.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an);
16.8. Lệ phí: không thu lệ phí
16.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
16.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
16.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
17. Thủ tục: Cấp lại giấy chứng nhận căn cước
17.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đến Công an cấp huyện nơi người đó sinh sống đề nghị cấp lại giấy chứng nhận căn cước cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi ở hiện tại để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Bước 2: Cán bộ thu nhận tìm kiếm thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin người đó trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị người đó thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện cấp lại giấy chứng nhận căn cước.
+ Trường hợp người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch không đủ điều kiện cấp lại giấy chứng nhận căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt, thu nhận ảnh mống mắt của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (không thu nhận vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt của người dưới 06 tuổi).
– Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước; Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (nếu có) chuyển cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch kiểm tra, ký xác nhận.
– Bước 5: Cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
17.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở của Công an cấp huyện.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
17.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an); Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để người đó kiểm tra và ký xác nhận.
– Trường hợp thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có sự thay đổi, điều chỉnh so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ còn có: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an); Giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi thông tin.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
17.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
17.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được cấp giấy chứng nhận căn cước thực hiện cấp lại giấy chứng nhận căn cước trong trường hợp bị mất giấy chứng nhận căn cước.
17.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội CSQLHC về TTXH của Công an cấp huyện.
17.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận căn cước (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an);
17.8. Lệ phí: không thu lệ phí
17.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an);
17.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
17.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
III. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước và lĩnh vực cấp, quản lý Chứng minh dân dân cấp xã
1. Thủ tục: Khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1.1. Trình tự thực hiện: Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. – Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). – Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Bước 4: Nhận văn bản trả lời tại Công an cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ, văn bản điện tử hoặc hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu. 1.2. Cách thức thực hiện: – Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. – Nộp hồ sơ qua hồ sơ dịch vụ bưu chính (nếu có). – Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật). 1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Thành phần hồ sơ: – Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác và ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác. – Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin người đến nộp hồ sơ. 2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. 1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. 1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. 1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). 1.8. Phí: Áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). 1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Luật Căn cước. 1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023. – Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước. – Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước. – Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước. – Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước. – Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Thủ tục: Khai thác thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Bước 4: Người đề nghị nhận văn bản trả lời tại Công an cấp xã nơi tiếp nhận đề nghị, văn bản điện tử hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
2.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) trong đó nêu rõ lý do cần khai thác, sử dụng thông tin, thời gian khai thác, thông tin cần khai thác và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp.
– Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin người đến nộp hồ sơ.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin (bằng văn bản đề nghị) của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang sinh sống trong phạm vi cấp xã.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
2.8. Phí: Áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Luật Căn cước.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Thủ tục: Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đề nghị của công dân
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Công dân đề nghị điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan Công an nơi gần nhất.
Bước 2: Trường hợp cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ là Công an cấp xã nơi công dân cư trú thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin tới Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi công dân thường trú hoặc nơi tạm trú đối với trường hợp công dân không có nơi thường trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp công dân không có nơi thường trú, nơi tạm trú để giải quyết và thông báo kết quả cho công dân.
Bước 3: Trưởng Công an cấp xã, nơi công dân cư trú có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
Bước 4: Nhận thông báo kết quả điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Công an nơi gần nhất;
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc qua Ứng dụng định danh quốc gia;
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có);
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ (không tính thời gian chuyển hồ sơ từ cơ quan khác đến Công an cấp xã nơi công dân cư trú).
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân có nhu cầu điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
3.8. Lệ phí: Chưa quy định.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
4. Thủ tục: Hủy, xác lập lại số định danh cá nhân
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Công dân nộp hồ sơ đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân trực tiếp tại Công an cấp xã nơi cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia.
Bước 2: Công an cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh tính chính xác của hồ sơ và gửi đề nghị hủy, xác lập lại số định danh của công dân tới cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện.
Bước 3: Công an cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh tính chính xác của hồ sơ và gửi đề nghị hủy, xác lập lại số định danh của công dân và tới Phòng CSQLHC về TTXH Công an tỉnh Sơn La.
Bước 4: Phòng CSQLHC về TTXH tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh tính chính xác của hồ sơ và gửi đề nghị hủy, xác lập lại số định danh của công dân và tới cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do.
Bước 5: Nhận thông báo kết quả hủy, xác lập lại số định danh cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi cư trú.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia.
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có);
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân có nhu cầu hủy, xác lập lại số định danh cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông báo kết quả hủy, xác lập lại số định danh cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
4.8. Lệ phí: Chưa quy định.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thuộc một trong các trường hợp hủy, xác lập lại số định danh cá nhân gồm: Được xác định lại giới tính, cải chính hộ tịch do có sai sót về năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch và pháp luật khác có liên quan; Có sai sót về thông tin nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân khi thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
5. Thủ tục: Cấp xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân
5.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Công dân đã được cấp thẻ căn cước có nhu cầu được xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đăng ký cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia (lựa chọn nơi thực hiện thủ tục là Công an cấp xã nơi cư trú).
– Bước 3:
+ Công an cấp xã nơi tiếp nhận đề nghị có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và xác nhận thông tin về số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân đã hủy đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số đã được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an cấp xã nơi tiếp nhận đề nghị có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và cấp xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân.
+ Trường hợp thông tin không chính xác thì từ chối cấp và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Bước 4: Nhận kết quả bằng văn bản giấy tại Công an cấp xã, nhận văn bản điện tử hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
5.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
– Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia.
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ
– Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
– Giấy chứng minh nhân dân 09 số (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết:
– 03 ngày làm việc đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– 07 ngày làm việc đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân có nhu cầu xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đang sử dụng.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân (mẫu CC04 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
5.8. Lệ phí: Chưa quy định.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
– Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
– Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
– Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
6. Thủ tục: Thông báo số định danh cá nhân (đã bãi bỏ theo Quyết định số 1631/QĐ-CAT-PTM ngày 08/8/2024 của Giám đốc Công an tỉnh Sơn La)