Thời gian gần đây, câu chuyện để môn lịch sử thành môn học tự chọn trong năm học mới 2022-2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trở thành câu chuyện nóng bỏng, gây nhiều tranh cãi; bị đại đa số nhân dân Việt Nam phê phán, phản đối gay gắt. Câu chuyện này cũng được các “anh dân chủ”, các “chú ba que” lợi dụng để đăng đàn, chém gió, bêu xấu đất nước ta.

Để giãi bày tâm tư cho Môn Lịch sử, xin có đôi lời như sau:

Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27.11.2015 của Quốc hội về “Tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa 13 về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn”, tại Điều 10 ghi rõ: “Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới…”. Nghị quyết của Quốc hội vẫn còn có hiệu lực, với tư cách là văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam. Vậy thì trong chương trình cải cách giai đoạn 2018-2023 do Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng Chủ biên, đã được sự đồng ý của Quốc hội, Chính phủ hay chưa? Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích như thế nào trước nhân dân Việt Nam khi đưa Nguyễn Minh Thuyết, một trong 72 kẻ đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, cụ thể là điều 4 Hiến pháp làm Tổng chủ biên chương trình cải cách sách giáo khoa THPT?

ĐỂ MÔN LỊCH SỬ TRỞ THÀNH MÔN HỌC TỰ CHỌN LÀ TỰ CẮT ĐỨT HUYẾT MẠCH QUỐC GIA!

Bài học lịch sử về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu luôn được truyền tai nhau những có vẻ là nói chỉ để làm đẹp lòng mọi người chứ từ nhận thức đi đến hành động vẫn là một cái gì đó hết sức mơ hồ. Không nghiễm nhiên mà khi vừa trở về tổ quốc sau 30 tìm đường cứu nước, Bác Hồ sáng tác bài “Lịch sử nước ta”. Người mong muốn qua bài học về lịch sử, khêu gợi lòng yêu nước, truyền thống hào hùng của dân tộc, kêu gọi đoàn kết toàn dân để chung tay đánh giặc, giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc.

Vừa qua có vị Đại biểu Quốc hội trả lời cử tri rằng “người dân hiểu lầm là bỏ môn lịch sử nên họ mới phản đối”. Xin thưa rằng, nhân dân Việt Nam ngày nay có trình độ dân trí cao, người dân thừa hiểu về câu chuyện môn lịch sử chương trình THPT năm mới sẽ là môn tự chọn, nghĩa là thích thì chọn, không thích thì thôi. Vì thế nên lương tri của người Việt Nam đã thôi thúc họ lên tiếng phản đối, không phải là họ hiểu lầm. Trả lời dân nhưng chưa nắm bắt hết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy là không thoả đáng.

ĐỪNG ĐỂ CON CHÁU MAI SAU MÙ LỊCH SỬ…!     

Tháng 10/2011, trong một buổi nói chuyện, Tổng bí thư Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào đã nói rất rõ với đại ý: “Tôi là người Trung Quốc tôi không nói Nam Sa – Tây Sa là của tôi thì tôi không phải là người Trung Quốc. Cũng như các đồng chí là người Việt Nam mà không nói Hoàng Sa – Trường Sa là của các đồng chí thì các đồng chí không phải là người Việt Nam”. Đó là thứ lý lẽ ngụy biện bởi “một cái gì đó hoặc là của anh hoặc là của tôi, làm gì có chuyện ai cũng nói là của tôi được”.

Cũng trong cuộc gặp này ông Hồ Cẩm Đào còn nói rằng: “Tôi không thể bỏ Đường chín đoạn được vì Đường chín đoạn là cái lịch sử để lại, nếu chúng tôi bỏ nó thì người dân Trung Quốc không theo chúng tôi”.

Đáp lại câu nói này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Các đồng chí nói sai rồi, cái đường đó đâu phải là đường lịch sử để lại. Đường đó là của Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi và các đồng chí đều không công nhận Tưởng Giới Thạch vì thế làm sao có thể công nhận sản phẩm của họ. Nếu các đồng chí nói lịch sử thì lẽ ra phải nói đến “Nhị thập tứ sử” hay “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (“Nhị thập tứ sử” là bộ sử ký này ghi chép từ Thượng cổ đến thời nhà Thanh  và“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” – Tập bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904 trong đó ghi rõ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam).

Đến đây, Ông Hồ Cẩm Đào chỉ còn biết im lặng…

Sự thông thái về lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm cho Ông Hồ Cẩm Đào vừa nể phục vừa ngượng ngùng và bẽ mặt vì bị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chặn họng đọc được âm mưu. Màn đối đáp lịch sử đầy trí tuệ khí chất Việt Nam hào hùng này đã như một đội quân tinh nhuệ thiện chiến đẩy lùi và đánh tan sự xâm lăng của đội quân xâm lược.  

Nhà nước Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân lao động làm chủ, vì nhân dân mà chiến đấu, phụng sự. Vậy nên cái gì mà đại đa số nhân dân không đồng tình thì phải tiếp thu với tinh thần cầu thị cao nhất để khắc phục, hoàn thiện theo hướng vì tổ quốc, vì nhân dân. Không thể giải thích theo kiểu sự đã rồi. Nhân dân Việt Nam đề nghị đưa môn lịch sử thành môn bắt buộc, đồng thời đổi mới cách dạy và học sao cho hiệu quả. Dù phải thay đổi chương trình hay kết cấu, cũng phải làm. Không thể ngụy biện theo kiểu “chúng tôi đã in thành sách, đúc thành khuôn rồi”.

Lịch sử bắt buộc phải học, không phải là con cá mớ rau mà để lựa chọn!

CAT